Tiếp tục “bơm vốn” phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/7/2022 | 1:52:22 PM

YênBái - Thực hiện tinh thần Nghị quyết (NQ) 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã kịp thời triển khai các gói vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ giúp người dân, doanh nghiệp (DN) có thêm nguồn lực tài chính phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD) sau đại dịch Covid-19.

Khách hàng giao dịch tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái.
Khách hàng giao dịch tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái.

Tích cực giải ngân tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái, đến nay, NHCSXH trung ương đã phân bổ 521 tỷ đồng để thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi (TDƯĐ) tại địa phương; trong đó, nguồn vốn cho vay các chương trình TDƯĐ theo NQ 11/NQ-CP là 226 tỷ đồng. 

Ngay sau khi được Tổng Giám đốc giao chỉ tiêu kế hoạch, Chi nhánh đã kịp thời tham mưu với Ban đại diện HĐQT NHCSXH phân giao chỉ tiêu cho các đơn vị để giải ngân kịp đến người dân. Tính hết tháng 6/2022, tổng doanh số cho vay đạt trên 863,3 tỷ đồng, cao hơn 190 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021, với 17.752 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. 

Đến nay, tổng dư nợ các chương trình TDƯĐ đạt trên 4.017 tỷ đồng, tăng 422.670 triệu đồng so với năm 2021 với 81.597 ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác đang còn dư nợ. 

Đặc biệt, thực hiện NQ 11/NQ - CP với các chương trình TDƯĐ được giao, NHCSXH  đã phối hợp với các sở, ngành địa phương rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn các chính sách ưu đãi theo NQ 11 để triển khai cho vay đúng quy định. 

Đến 30/6, NHCSXH Chi nhánh tỉnh đã giải ngân cho 3.286 khách hàng với tổng số tiền 124,4 tỷ đồng, hoàn thành 91,5% kế hoạch được giao. Trong đó, vay hỗ trợ việc làm 96,2 tỷ đồng với 1.444 lao động được giải quyết việc làm, đạt 96,2% kế hoạch; vay học sinh, sinh viên (HSSV) mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến 18 tỷ đồng cho 1.291 hộ tương đương với 1.801 HSSV; vay nhà ở xã hội là 9,3 tỷ đồng với 30 khách hàng; vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 900 triệu đồng với 11 cơ sở, đạt 90% kế hoạch được giao. Các chương trình TDƯĐ đã góp phần giải quyết "cơn khát vốn” cho nhiều đối tượng thụ hưởng. 

Bà Lò Mỹ Linh, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Thời gian qua, do đại dịch Covid-19 kéo dài, nên ước muốn xây dựng ngôi nhà mới của gia đình càng trở lên khó khăn gấp bội. Song, nhờ NQ 11 của Chính phủ, gia đình tôi được NHCSXH tạo điều kiện cho vay 300 triệu đồng để xây dựng mới, với thời hạn vay 20 năm số tiền được phân kỳ trả nợ hàng tháng giúp hộ vay thực hiện được việc tích lũy trả nợ dần".

Cũng là đối tượng được thụ hưởng từ NQ số 11 của Chính phủ, bà Trần Thị Việt Trinh, thôn Trấn Ninh, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái cho biết: "Hai vợ chồng tôi đều làm công nhân nên thu nhập khá bấp bênh. Được vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm theo NQ 11, giúp gia đình có vốn đầu tư trồng mới hơn gần 2 ha rừng và chăm sóc diện tích rừng đã trồng để cây phát triển tốt. Quả thực, không có khoản vốn vay ưu đãi lần này, gia đình không biết lấy đâu ra nguồn vốn để trồng rừng”. 

Triển khai chương trình hỗ trợ 2% lãi suất

Theo ông Trần Xuân Tùng - Phó Giám đốc NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: "Thực hiện Nghị định số 36/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSXH, nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để NHCSXH cho vay theo NQ số 43/2022/QH15 của Quốc hội, NHCSXH Chi nhánh tỉnh đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ lãi suất năm 2022 theo hướng dẫn của NHCSXH trung ương và dự kiến số tiền hỗ trợ lãi suất trên địa bàn tỉnh là 14,5 tỷ đồng. Với sự hỗ trợ này, sẽ góp phần giúp khách hàng được tiếp cận vay vốn TDƯĐ chung tay cùng khách hàng giảm bớt áp lực trong SXKD, vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19”. 

Không riêng NHCSXH, nhiều gói vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ đang được các ngân hàng thương mại tích cực triển khai để hỗ trợ người dân, DN phục hồi sản xuất. Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022  về hỗ trợ 2% lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của DN, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh. 

Chính sách này sẽ giúp các DN, HTX, hộ kinh doanh được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất thấp hơn, góp phần giảm bớt chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động và góp phần mở rộng SXKD, tạo nền tảng và động lực phát triển trong giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế sau Covid-19. 

Để sớm triển khai trong thực tiễn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh mời các ngân hàng thương mại tham gia 2 hội nghị trực tuyến "Hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của DN, HTX, hộ kinh doanh; đồng thời, chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền để mọi người dân biết rõ đối tượng thụ hưởng; điều kiện được hỗ trợ; thời hạn và mức lãi suất được hỗ trợ; mục đích vay vốn cũng như các ngành, lĩnh vực được hỗ trợ; tư vấn và hướng dẫn khách hàng tiếp cận nhanh nguồn vốn vay được hỗ trợ lãi suất khi hội đủ các điều kiện theo quy định. 

Bà Đào Phương Thảo - Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: "Agribank Chi nhánh tỉnh đã và đang triển khai các chương trình TDƯĐ cho khách hàng với lãi suất thấp hơn từ 2- 2,5% lãi suất thông thường. Đặc biệt, để hỗ trợ DN, HTX, hộ kinh doanh tiếp cận nguồn vốn ưu đãi lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, đơn vị đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và tại Hội sở thống kê và xác định kế hoạch cho vay trong năm 2022 và năm 2023”. 

Có thể nói, trong bối cảnh DN, HTX, hộ kinh doanh đang phải chịu áp lực do chi phí nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng cao thì việc sớm nhận được gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ sẽ giúp các DN, HTX, hộ kinh doanh giảm bớt được nhiều khó khăn. 

"Ước đến 30/6/2022, tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn đạt 33.700 tỷ đồng, tăng 11,03% so với 31/12/2021 và tăng 21,29% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 15.450 tỷ đồng, chiếm 45,85% tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 18.250 tỷ đồng, chiếm 54,15% tổng dư nợ; chủ yếu cho vay bằng VND, dư nợ đạt 33.565 tỷ đồng, chiếm 99,60% tổng dư nợ”.

Văn Thông

Tags bơm vốn phục hồi phát triển kinh tế Nghị quyết số 11 nguồn vón vay ưu đãi

Các tin khác

Sản phẩm thịt gia cầm tăng cao từ tháng 4 trở lại đây đã giúp người chăn nuôi bù lỗ sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19. Giá gà hiện dao động từ 70.000 đồng đến hơn 90.000/kg, người nuôi đang có lãi, nhiều hộ dân phấn khởi tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh tái đàn.

Xăng dầu được dự báo tiếp tục giảm sâu trong kỳ điều hành ngày 21/7.

Xăng dầu bán lẻ trong nước được dự báo sẽ tiếp tục giảm giá mạnh nhờ giá dầu thô thế giới liên tục lao dốc, đỏ sàn hàng loạt.

Ảnh minh họa.

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ động, tích cực theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu.

Mô hình chăn nuôi 3 lợn nái, 20 lợn thịt trở lên của hộ bà Sầm Thị Hín ở xã Nghĩa Phúc đang khẳng định hiệu quả các chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết 69.

Xác định chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII về việc ban hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 (viết tắt là NQ 69) là đòn bẩy quan trọng trong phát triển chăn nuôi hàng hóa, xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã chú trọng triển khai đến mọi người dân, giúp nhiều hộ có động lực mạnh dạn đầu tư nâng cấp quy mô chăn nuôi của gia đình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục