Người chăn nuôi có thể được hỗ trợ 38.000 đồng/kg heo bị tiêu hủy do dịch tả heo châu Phi

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/8/2022 | 2:53:43 PM

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề xuất Thủ tướng xem xét, cho phép áp dụng hỗ trợ người chăn nuôi có heo, trâu, bò phải tiêu hủy do mắc bệnh dịch tả heo châu Phi và viêm da nổi cục.

Tiêu hủy heo bị mắc bệnh dịch tả heo châu Phi.
Tiêu hủy heo bị mắc bệnh dịch tả heo châu Phi.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bệnh dịch tả heo châu Phi.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiến nghị Thủ tướng xem xét, cho phép áp dụng cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh tại nghị định số 02-2017 để hỗ trợ cho người chăn nuôi có heo phải tiêu hủy bắt buộc do mắc bệnh dịch tả heo châu Phi và trâu, bò phải tiêu hủy do mắc bệnh viêm da nổi cục trong năm 2021 và năm 2022 tại các địa phương.

Trao đổi với phóng viên báo chí, đại diện Cục Thú y cho biết theo mức hỗ trợ quy định tại nghị định 02 năm 2017, các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy được hỗ trợ với mức 38.000 đồng/kg hơi heo và 45.000 đồng/kg hơi trâu, bò. 

"Nếu Thủ tướng đồng ý và áp dụng cơ chế, chính sách như đề xuất của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì người chăn nuôi sẽ được hỗ trợ theo mức quy định tại nghị định 02-2017" - vị này cho biết thêm.

Trước đó, Bộ Tài chính đã thống nhất với đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bệnh dịch tả heo châu Phi và bệnh viêm da nổi cục của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2021 bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra tại hơn 2.600 xã thuộc 418 huyện của 60 tỉnh, thành phố. Tổng số heo mắc bệnh, chết và tiêu hủy là gần 300.000 con.

Từ đầu năm 2022 đến nay, bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra tại hơn 840 xã thuộc 246 huyện của 48 tỉnh, thành phố, số heo tiêu hủy hơn 41.000 con. Hiện nay, cả nước có 117 ổ dịch tại 49 huyện của 16 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày.

Trong thời gian tới, nguy cơ bệnh dịch tả heo châu Phi phát sinh, lây lan diện rộng vẫn rất cao.

Tổng hợp báo cáo của các tỉnh, thành phố cho thấy dịch bệnh động vật ngày càng diễn biến phức tạp, cơ chế, chính sách về phòng chống dịch bệnh động vật còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tiễn.

Điển hình, dịch bệnh động vật thường xuyên biến động, xuất hiện các dịch bệnh mới xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam, tái xuất hiện đã có trong nước, nhất là trong điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỉ trọng lớn, cần tổ chức phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Luật thú y.

Bên cạnh đó, nhiều quy định tại nghị định 02 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và quyết định số 1442 (năm 2011) của Thủ tướng về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 719 (năm 2008) của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Trong khi đó, từ năm 2021 đến nay chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi.

Để kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, đồng thời có thêm nguồn lực khôi phục sản xuất và chi hỗ trợ cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh, các tỉnh, thành phố đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu trình Thủ tướng xem xét ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi năm 2021 và thời gian tiếp theo.

(Theo TTO)

Các tin khác
Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục