Bộ Công Thương quyết định gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bàn, ghế có xuất xứ từ Malaysia và Trung Quốc thêm 6 tháng.
|
Ảnh minh họa.
|
Để có thêm thời gian xem xét toàn diện, khách quan những vấn đề liên quan đến vụ việc cũng như ý kiến của các bên, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1621 về việc gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bàn, ghế có xuất xứ từ Malaysia và Trung Quốc.
Theo đó, Bộ Công Thương quyết định gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bàn, ghế có xuất xứ từ Malaysia và Trung Quốc thêm 6 tháng và thời hạn kết thúc điều tra vụ việc là ngày 1/3/2023.
Trước đó, ngày 1/9/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2091 về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm bàn, ghế có xuất xứ từ Malaysia và Trung Quốc.
Các sản phẩm bị điều tra là bàn, ghế được phân loại theo các mã HS: 9401.30.00; 9401.40.00; 9401.61.00; 9401.69.90; 9401.71.00; 9401.79.90; 9401.80.00; 9401.90.40; 9401.90.92; 9401.90.99; 9403.30.00; 9403.60.90; 9403.90.90.
Theo Bộ Công Thương, quyết định điều tra được ban hành căn cứ trên kết quả thẩm định theo quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại với Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được nộp bởi các doanh nghiệp đủ tư cách đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
Sau khi có quyết định điều tra, Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin, phân tích, đánh giá các nội dung cáo buộc gồm: Hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu của Malaysia và Trung Quốc; thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
Trong trường hợp cần thiết, căn cứ báo cáo kết quả điều tra sơ bộ của Bộ Công Thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời để ngăn chặn hành vi bán phá giá tiếp tục gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Bộ Công Thương sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra cuối cùng về vụ việc; đồng thời, tổ chức tham vấn công khai để các tạo cơ hội cho các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm về vụ việc.
(Theo VTV)
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP), Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP từ sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.
Chú trọng công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT); tăng cường các hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân; chú trọng công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, sáng tạo; tham gia hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM)… là những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã và đang triển khai ở cơ sở.
20 năm thực hiện tín dụng chính sách ưu đãi theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ, huyện Văn Yên đã tập trung nguồn lực tín dụng qua NHCSXH cho vay 53.433 lượt hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác. Tổng dư nợ 16 chương trình tín dụng chính sách gấp 16,4 lần so với dư nợ khi thành lập.
Xác định đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, huyện Yên Bình đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt ngay từ những tháng đầu năm 2022. Đến hết tháng 7, huyện đã giải ngân được trên 68%.