Mù Cang Chải: Tín hiệu vui cho quả sơn tra

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/9/2022 | 1:51:54 PM

YênBái - Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covd-19, hai năm qua, thị trường quả sơn tra (táo mèo) trên địa bàn huyện Mù Cang Chải cũng nhiều thăng trầm. Năm nay, nhờ khống chế được dịch bệnh cũng như bà con chủ động chăm sóc tốt, kết hợp thời tiết thuận lợi mà vụ táo mèo đã có tín hiệu vui khi giá và sản lượng đều cải thiện.

Nông dân bản Háng Gàng, xã Lao Chải đưa táo mèo ra bán tại thị trấn Mù Cang Chải.
Nông dân bản Háng Gàng, xã Lao Chải đưa táo mèo ra bán tại thị trấn Mù Cang Chải.

 
Những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9, nhân dân ở vùng táo trên địa bàn huyện Mù Cang Chải như: Nậm Có, Nậm Khắt, Chế Cu Nha, Kim Nọi, Lao Chải... đã bước vào mùa thu hoạch. Năm nay, tuy giá táo không được cao như những năm 2018 - 2019 nhưng bà con thu hái được đến đâu đều tiêu thụ hết đến đó - điều này giúp người trồng táo thêm phấn khởi. 

Ông Sùng A Sang ở bản Háng Gàng, xã Lao Chải vui vẻ chia sẻ: "Nhà tôi có 2 mảnh nương trồng táo đã thu hoạch xong phần lớn diện tích, chở ra trung tâm huyện bán được từ 4.000 đồng đến 6.000 đồng/kg đối với táo ngâm, còn táo ăn thì cao hơn. Ước sản lượng táo của gia đình năm nay khi thu hoạch hết cũng được hơn 5 tấn, chắc chắn thu về gần 20 triệu đồng. Nhờ bán được táo nên gia đình có tiền để lo cho con cái vào đầu năm học và trang trải cuộc sống. Cây táo cho nguồn thu ổn định, nhiều nhà yên tâm đầu tư chăm bón để mùa sau cho thu nhập cao hơn”. 

Hiện nay, xã Lao Chải có tổng diện tích táo mèo trên 400 ha, hơn 420 hộ đã có thu nhập từ cây táo; tổng sản lượng toàn xã đạt trên 1.000 tấn/năm. Xã Nậm Có hiện có trên 1.400 ha với hơn 300 ha đã cho thu hoạch quả. 

Ông Thào A Cu - Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Có cho biết: "Vụ quả năm 2022, xã ước tổng sản lượng đạt trên 400 tấn với giá bán hiện nay dao động từ 4.000 đồng đến 6.000 đồng/kg thì cũng thu về khoảng 2 tỷ đồng. Có nhiều hộ có thu nhập trên 10 triệu đồng từ trồng táo mèo như hộ ông Chang A Ninh, Lù A Sinh, Thào Sú Rùa, Chang A Của... Nếu có đầu ra ổn định thì so với cây nông nghiệp chính tại địa phương như lúa, ngô, cây táo hiệu quả hơn hẳn bởi diện tích táo đã ra quả không phải đầu tư bón phân, trồng lại hàng năm hay trông coi gia súc phá..., tính ra gần như không mất chi phí đầu tư, chăm sóc mà giá cả tương đương giá lúa tẻ, giá ngô hạt, đồng thời cây táo còn có tác dụng phủ xanh đồi núi trọc... Bởi vậy, việc có thị trường đầu ra cho cây táo là động lực lớn giúp đồng bào vùng cao nâng cao trách nhiệm, ý thức trong công tác quản lý bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng”.

Huyện Mù Cang Chải hiện có trên 6.000 ha táo mèo trải khắp ở 13 xã. Trong đó, hơn 3.000 ha đã cho thu hoạch với sản lượng hiện nay trên 3.000 tấn/năm. Với giá ổn định như hiện nay, hàng năm cũng mang lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng cho người dân địa phương, góp phần không nhỏ giúp bà con giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. 

Ngoài ra, cây táo mèo thuộc họ cây thân gỗ lớn có tác dụng phòng hộ, phủ xanh đồi núi trọc, bảo vệ môi trường hiệu quả ở vùng cao nên có được thị trường đầu ra thuận lợi với giá cả ổn định là điều kiện quan trọng để người dân yên tâm bảo vệ và phát triển loại cây trồng đa tác dụng này. 

Ông Sùng A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: "Do thị trường táo mới phục hồi lại sau 2 năm thăng trầm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hiện mới có Công ty Đông dược Thế Gia ở huyện Văn Chấn tiêu thụ 500 tấn. Số lượng còn lại chủ yếu là các tiểu thương trước đây vẫn liên kết với các nhà phân phối, bán lẻ tại các trung tâm thị xã, thành phố lớn tiêu thụ cho bà con là chính".

Tuy giá táo mèo năm nay chưa được cao, song trước mắt thu hoạch được bao nhiêu đều bán được hết đã lấy lại niềm tin, động lực tinh thần cho người dân tiếp tục chăm sóc, bảo vệ các diện tích hiện có. Về lâu dài huyện sẽ tiếp tục tìm kiếm thị trường bao tiêu số lượng lớn để cây táo mèo sớm phát huy được hiệu quả, tương xứng với tiềm năng hiện có.
Châu Á

Tags cây sơn tra ruộng bậc thang Mù Cang Chải Công ty Đông dược Thế Gia huyện Văn Chấn

Các tin khác
Mô hình chăn nuôi lợn của anh Trần Văn Huynh, thôn Kiến Thịnh 1, hiện có 10 con lợn nái, 100 con lợn thương phẩm, hàng năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

Những năm qua, cùng với các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cây chè, cây ăn quả, kinh tế rừng và sản xuất lương thực, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn còn tập trung phát triển đàn gia súc chính theo hướng hàng hóa để nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ kiểm tra thực tế mô hình chăn nuôi của hộ bà Đinh Thị Siêng.

Sự hỗ trợ từ nguồn vốn cho vay chính sách đã giúp gia đình bà Đinh Thị Siêng thoát khỏi diện hộ nghèo và còn phát triển mô hình chăn nuôi hiệu quả.

Giá mua - bán vàng SJC đầu phiên giao dịch 28/9 giảm còn ở mức 64,20 - 65,20 triệu đồng/lượng trong lúc giá thế giới giảm nhanh về 1.625 USD/oz.

Cán bộ Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên Bắc Yên Bái giao dịch với khách hàng. Ảnh: Văn Tuấn

Sang nửa cuối tháng 9 nhu cầu về vốn tăng đột biến thì nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại đã đạt trần hạn mức tín dụng, không thể cho doanh nghiệp (DN) tiếp tục vay vốn. Trong khi đó, đây là thời điểm cả nền kinh tế bước vào giai đoạn nước rút, các DN thương mại chuẩn bị hàng hóa phục vụ khách hàng, khối xây lắp tập trung hoàn thiện, bàn giao công trình, các DN khoáng sản, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm sản… "vào mùa".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục