Lãi suất tiền gửi tăng vọt, chạm mốc 9,5%/năm

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/10/2022 | 10:19:41 AM

Không lâu sau khi các ngân hàng thương mại đẩy lãi suất huy động vượt mốc 8%/năm, biểu lãi suất tiền gửi lại ghi nhận mức cao mới.

Hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động. Mức cao nhất đã lên tới 9,5%/năm, áp dụng với các khoản tiền gửi kỳ hạn 36 tháng và số tiền gửi tối thiểu 300 triệu đồng của ngân hàng số Cake by VPBank. Còn với các kỳ hạn 6 tháng trở lên, ngân hàng số này đẩy các mốc lãi suất này lên cao nhất thị trường là 8,5%/năm. 

Với mức tiền gửi trên 6 tháng, khi không còn bị khống chế bởi trần lãi suất, gần đây, hàng loạt ngân hàng thời gian đã tăng mạnh lãi suất. VietABank hiện đứng thứ 2 về huy động tiền gửi với kỳ hạn 12 tháng lên tới 8,7%/năm nếu gửi tiền online. Còn "quán quân" gửi tiền tại quầy vẫn là SCB với mức lãi suất 12 tháng là 8,5%/năm.

Mặt bằng lãi suất tiết kiệm hiện đã lên tương đương mức trước dịch. Các chuyên gia đến từ Công ty Chứng khoán VNDirect lý giải, "cuộc đua" lãi suất xuất phát từ nhu cầu huy động vốn của các ngân hàng tăng nhờ hạn mức tín dụng mới và chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng với huy động ngày càng cao.

Các yếu tố vĩ mô toàn cầu cũng có tác động, trong đó Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục tăng lãi suất hơn nữa vào cuối năm và đồng USD tăng giá mạnh cũng gây áp lực lên tỷ giá, cũng như lãi suất.



Nhìn vào con số tuyệt đối, người dân gửi thêm tiền vào hệ thống ngân hàng trong 7 tháng đầu năm nay nhiều hơn so với 2 năm dịch Covid-19.

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối tháng 7 năm nay đạt hơn 11,39 triệu tỷ đồng. Trong đó, tổng tiền gửi của người dân tại tổ chức tín dụng đạt hơn 5,6 triệu tỷ đồng.

Tuy nhiên, tốc độ huy động vốn vẫn không theo kịp tăng trưởng tín dụng, phần lớn do lãi suất huy động kém hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác.

Nhóm phân tích của Chứng khoán SSI cũng quan sát thấy động thái tăng mạnh lãi suất huy động. SSI cho rằng mặt bằng lãi suất huy động ở các ngân hàng thương mại hiện đã tăng khoảng 2-2,5% so với cuối năm 2021. Theo SSI, áp lực lên mặt bằng lãi suất huy động còn khá cao trong giai đoạn còn lại của năm.
(Theo Dân trí)

Các tin khác
PGS.TS. Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính, Chuyên gia tài chính công, Đại diện nhóm nghiên cứu MOBI.

Mức độ công khai ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương năm 2021 dù có sự cải thiện so với những năm trước, nhưng vẫn ở mức thấp, chỉ tăng 9,26 điểm so với khảo sát năm 2020.

Khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Yên Bái.

Trong 9 tháng năm 2022, thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định, các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) luôn duy trì thực hiện và đảm bảo tốt khả năng chi trả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế và nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.

Chiều 18/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã chủ trì phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 về kết quả thực hiện các chương trình MTQG và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm 2022.

Các quốc gia có tỷ lệ người dùng thanh toán qua di động cao nhất thế giới và mức chi tiêu trung bình hàng năm của mỗi người dùng.

Việt Nam hiện chỉ đứng sau Trung Quốc về tỷ lệ thực hiện giao dịch thanh toán trên điện thoại di động, tuy nhiên, giá trị giao dịch trung bình hàng năm của người dùng Việt vẫn ở mức thấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục