Hiệu quả mô hình kinh tế tập thể Yên Bái

  • Cập nhật: Chủ nhật, 23/10/2022 | 2:15:19 PM

YênBái - Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của các cấp, các ngành của tỉnh Yên Bái, thời gian qua.

Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có thành tích xuất sắc trong SXKD năm 2021, năm 2022.
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có thành tích xuất sắc trong SXKD năm 2021, năm 2022.

Với lợi thế phát triển nông nghiệp, Yên Bái đã tập trung đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp thông qua mô hình hợp tác xã (HTX) nhằm nâng cao lợi ích của các bên tham gia chuỗi giá trị, nhất là nông dân.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng

Xác định KTTT, HTX có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời khi lĩnh vực này hoạt động hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, góp phần xây dựng nông thôn mới, ngày 19/4/2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ, phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2025.

Đến tháng 7/2022, đã triển khai thẩm định 42 hồ sơ đề nghị hỗ trợ thành lập mới doanh nghiệp, HTX; chấp thuận chủ trương cho 10 hợp tác xã được tuyển dụng 10 lao động trẻ về làm việc tại HTX, 03 hợp tác xã được cử 03 thành viên tham gia khóa đào tạo dài hạn, 25 hợp tác xã được hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm trong nước, 15 hợp tác xã được hỗ trợ kinh phí thuê địa điểm và vận hành một số địa điểm giới thiệu, bán sản phẩm trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Qua đó, nguồn nhân lực HTX ngày càng trẻ hóa, trình độ và năng lực quản trị nâng cao; tháo gỡ khó khăn về huy động vốn phục vụ phát triển của các HTX. Kinh tế tập thể từng bước khắc phục yếu kém của mô hình cũ, khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, góp phần xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Việc chuyển đổi, tổ chức lại các HTX theo quy định của Luật HTX cơ bản được hoàn thành, nhiều HTX được thành lập. Đến tháng 6/2022, tổng số HTX trên địa bàn tỉnh là 610 HTX; tổng số thành viên HTX là 30.544 thành viên; tổng số lao đông thường xuyên trong HTX là 9.000 người. Các HTX hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực nhưng phần lớn HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 60,66%).

 
Giám đốc HTX Sản xuất dược liệu Yên Bái Thanh Sơn Phạm Văn Chiến giới thiệu các sản phẩm cây cà gai leo với khách hàng.

Hiệu quả của mô hình HTX

Theo ông Phạm Văn Chiến, Giám đốc HTX sản xuất dược liệu Yên Bái Thanh Sơn cho biết, hiện nay sản phẩm cao cà gai leo đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Yên Bái. Mỗi năm, HTX xuất ra thị trường khoảng 6.000 lọ cao cà gai leo, cùng nhiều sản phẩm cao bột và trà, đem lại doanh thu khoảng 3,8 tỷ đồng. Điều đó đã giúp các xã viên có thu nhập ổn định, yên tâm sản xuất để tiếp tục mở rộng diện tích và thâm canh, tăng năng suất.

Trong bối cảnh chịu nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng toàn cầu, để hỗ trợ các HTX xúc tiến, liên kết tiêu thụ sản phẩm, ngành chức năng tỉnh Yên Bái cũng đã đẩy mạnh hỗ trợ các HTX ứng dụng thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh, tập trung kinh phí xây dựng website thương mại điện tử bán hàng, với hai ngôn ngữ và thiết bị in tem QR code tích hợp truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm; hỗ trợ kinh phí tham gia sàn giao dịch TMĐT toàn cầu để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.

Ông Đỗ Tuấn Lương - Phó Giám đốc HTX dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận (huyện Văn Chấn), nhờ linh hoạt ứng dụng các giải pháp gặp mặt trực tiếp, xây dựng các hoạt động marketing quảng bá sản phẩm, HTX đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới, thương mại điện tử vào hoạt động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, đưa sản phẩm ra thị trường thế giới. Nhờ đó, từ một HTX phụ thuộc hoàn toàn vào các đối tác xuất khẩu ủy thác, giờ HTX đã tự tìm kiếm đối tác để xuất khẩu chè đen sang Nga và Hoa Kỳ. HTX cũng xuất khẩu sản phẩm qua các sàn TMĐT lớn như Alibaba, Amazon… Năm 2021, HTX đã xuất khẩu thành công 700 tấn chè với doanh thu 25 tỷ đồng.

Để tạo động lực cho khu vực kinh tế tập thể phát triển, khẳng định hơn nữa vai trò và đóng góp quan trọng của HTX trong nền kinh tế, thời gian tới, tỉnh Yên Bái xác định tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền về vị trí của kinh tế tập thể trong nền kinh tế; triển khai các chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho HTX phát triển; tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các HTX…

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

Các tin khác

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái Thịnh Hưng 1 và Dự án Khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái Thịnh Hưng 2. Theo đó, Liên danh Công ty TNHH Đầu tư Phát triển sản xuất Hạ Long - Công ty CP Foodinco Quy Nhơn là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện cả 2 dự án nêu trên.

Thiết kế của một nhà máy sản xuất theo mô hình chuỗi cung ứng bền vững.

Chuyên gia Vũ Đỗ Khanh cho biết việc phát triển quy trình công nghệ riêng biệt không mấy khả thi đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chế biến thủy sản xuất khẩu tại tỉnh Cần Thơ. Ảnh Phạm Hùng

"Bức tranh" xuất khẩu 9 tháng năm 2022 của ngành thủy sản Việt Nam đã chứng tỏ khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới. Thời điểm này, bộ, ngành, DN đang nỗ lực vượt thách thức, duy trì đà tăng trưởng nhằm sớm cán đích mục tiêu 10 tỷ USD.

Ảnh minh họa.

Bộ Tài chính cho biết trên cơ sở đánh giá của Bộ Công Thương, báo cáo của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, số liệu khảo sát kiểm chứng thực tế rà soát đánh giá để xem xét điều chỉnh các khoản chi phí định mức trong kinh doanh xăng dầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục