Văn Chấn nâng cao chất lượng đặc sản nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/11/2022 | 1:56:13 PM

YênBái - Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, hình thành nhiều vùng chuyên canh riêng biệt, huyện Văn Chấn đã nâng cao chất lượng đặc sản nông nghiệp chủ lực trên địa bàn.

Nếp Tú Lệ - đặc sản của huyện Văn Chấn.
Nếp Tú Lệ - đặc sản của huyện Văn Chấn.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, các sản phẩm đặc sản chủ lực như: gạo nếp Tú Lệ, các sản phẩm chè, cam, mật ong, ba ba gai, măng sặt, các sản phẩm từ quế… 

Đồng thời, thành lập các hợp tác xã (HTX), tổ, nhóm liên kết xây dựng nhãn hiệu nông sản hàng hóa; hỗ trợ nông dân kỹ thuật thực hành sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và đào tạo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sản xuất.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các vùng chuyên canh thì việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản của địa phương đang là lợi thế để tăng sức cạnh tranh, tính độc quyền của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. 

Trong giai đoạn 2020 - 2022, huyện Văn Chấn đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam lập hồ sơ xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho 3 sản phẩm nông sản đặc sản gồm: Chỉ dẫn địa lý "Cam Văn Chấn”; Chỉ dẫn địa lý "Chè Shan tuyết Suối Giàng Văn Chấn” và nhãn hiệu tập thể "Mật ong Văn Chấn” được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ. 

Trong nhóm các sản phẩm đặc thù, cam Văn Chấn được biết đến với mẫu mã đẹp, vỏ mỏng, tỷ lệ sơ thấp, ít hạt... từ lâu đã tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường. Xác định chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng trong việc giữ vững thương hiệu "Cam Văn Chấn”, người trồng cam ở địa phương đã quan tâm tới quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, đưa ra thị trường các sản phẩm cam sạch, đảm bảo không có dư lượng thuốc trừ sâu. 

Với mục tiêu nâng cao chất lượng vùng cam, chính quyền địa phương đã rà soát, quy hoạch và cho nhân dân đăng ký các diện tích trồng mới, cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn, tập huấn người dân quy trình chăm sóc đảm bảo tiêu chuẩn, khuyến khích hình thành các mô hình tổ hợp tác, HTX trồng cam.

Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, tránh tình trạng được mùa mất giá, huyện Văn Chấn đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn, tuyên truyền người dân trồng các giống cam chín sớm, chín muộn, kéo dài thời gian thu hoạch phục vụ nhu cầu của thị trường. Đồng thời thường xuyên trồng cải tạo, thay thế các diện tích cam già cỗi, năng suất thấp bằng các giống cam có chất lượng, giá trị kinh tế cao.

Cùng với các sản phẩm cam tại địa phương, huyện Văn Chấn cũng đang củng cố thương hiệu, tạo chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm chè Shan tuyết của địa phương. Qua rà soát, hiện nay, huyện Văn Chấn có khoảng hơn 80.000 cây chè Shan tuyết có trên 200 tuổi, có những cây trên 300 năm tuổi... 

Trong đó, quần thể 500 cây chè Shan tuyết cổ thụ ở Suối Giàng và thôn Giàng Pằng của xã Sùng Đô được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam. Các sản phẩm chè Shan tuyết được chế biến có chất lượng vượt trội và các đặc tính này được tạo nên bởi hàng loạt các yếu tố về đặc thù, lịch sử phát triển, tập quán canh tác và quan trọng là điều kiện về địa hình, khí hậu.

Thời gian vừa qua, huyện Văn Chấn cũng phối hợp mở các lớp tập huấn, thiết kế nhận diện, công cụ, máy móc hỗ trợ truy xuất nguồn gốc QR Code, Website quảng bá và giới thiệu các sản phẩm được bảo hộ trên các sàn thương mại điện tử. Sau khi sản phẩm được gắn logo và mang nhãn hiệu riêng biệt, dễ nhận biết đã khẳng định được chất lượng, nguồn gốc và thương hiệu của sản phẩm. 

Với việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - chỉ dẫn địa lý cũng đã giúp các hộ làm nông nghiệp, các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất trên địa bàn nỗ lực tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Thời gian tới, huyện Văn Chấn tiếp tục tập trung xây dựng vùng nguyên liệu nông sản an toàn, ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo các sản phẩm của Văn Chấn khi đến tay người tiêu dùng là những sản phẩm sạch và an toàn.

(Theo congthuong.vn)

Tags Văn Chấn sản phẩm nông nghiệp nông thôn chuyên canh

Các tin khác

Sáng 14/11, đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2022 do đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó ban Chỉ đạo các chương trình MTQG làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Yên Bái về tình hình thực hiện các chương trình MTQG năm 2022 trên địa bàn tỉnh.

Khách tham quan một gian hàng sản phẩm OCOP quế điều thuốc của HTX quế hồi Việt Nam trong lễ hội quế Văn Yên năm 2022.

Ngày 9 tháng 11 năm 2022, UBND tỉnh Yên Bái đã có Quyết định số 2184/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho 12 sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Yên Bái đợt 2 năm 2022.

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công thương, các thương nhân đầu mối báo cáo chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam, thời hạn báo cáo trước 10h ngày 15/11.

Các đại biểu thực hiện nghi thức phát động Tuần lễ “Tự hào hàng Việt Nam - Tinh hoa hàng Việt Nam tại hệ hống phân phối

Các hệ thống siêu thị, các cửa hàng kinh doanh ưu tiên trưng bày các sản phẩm hàng Việt Nam, cũng như các hoạt động thu hút kích thích người tiêu dùng mua sắm hàng Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục