Văn Chấn tập trung sản xuất nông nghiệp hàng hóa

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/1/2023 | 7:45:58 AM

YênBái - Với lợi thế có hơn 2.720 ha ruộng nước, hàng năm, nông dân huyện Văn Chấn tích cực đưa các giống lúa chất lượng cao, năng suất cao vào gieo cấy, góp phần bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ và tạo ra một số vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao như: Séng cù, Chiêm hương, Bắc hương...

Gia đình ông Nguyễn Văn Thắng ở thôn Dày 2, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng từ trồng cây ăn quả có múi.
Gia đình ông Nguyễn Văn Thắng ở thôn Dày 2, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng từ trồng cây ăn quả có múi.

Đặc biệt, vùng nếp Tan xã Tú Lệ mỗi năm cung ứng ra thị trường hàng trăm tấn sản phẩm, làm nên thương hiệu cốm Tú Lệ, gạo nếp Tan Tú Lệ được nhiều người tiêu dùng cả nước biết đến, sản phẩm nếp Tan Tú Lệ được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. 

Bên cạnh đó, huyện Văn Chấn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân ở các xã: Suối Giàng, Gia Hội, Nậm Búng, Sùng Đô, Đại Lịch, Tân Thịnh có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp đẩy mạnh phát triển cây chè bằng các loại giống mới, chè chất lượng cao như: LDP1, LDP2, chè Shan... giúp tạo sản phẩm đáp ứng cho xuất khẩu cũng như củng cố thương hiệu, tạo chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm chè Văn Chấn.

 Hàng năm, huyện luôn quan tâm, chỉ đạo phát triển cây chè Shan vùng cao, nhất là ở xã Suối Giàng, Sùng Đô; chủ động chăm sóc, bảo tồn khoảng hơn 80.000 cây chè Shan tuyết với tuổi thọ từ 200 năm tuổi đến trên 300 năm tuổi để tạo sản phẩm chất lượng duy trì thương hiệu chè Shan tuyết. 

Trong đó, quần thể hơn 500 cây chè Shan tuyết cổ thụ ở xã Suối Giàng đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam và được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Chè Shan tuyết Suối Giàng”. 

Cùng với cây chè, huyện Văn Chấn còn đẩy mạnh phát triển cây ăn quả có múi với tổng diện tích hiện nay trên 1.400 ha; trong đó, có hơn 1.000 ha đang cho thu hoạch với tổng sản lượng đạt trên 9.500 tấn/năm.

Những năm gần đây, song song với việc nghiên cứu phương pháp trồng, chăm sóc để hạn chế sâu, bệnh hại, nhất là bệnh vàng lá, thối rễ thì việc chọn giống, chăm bón, thu hoạch được nhân dân đặc biệt chú trọng thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP và liên kết thành các nhóm tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã sản xuất... 

Toàn huyện đã có trên 100 ha cam, quýt đạt chứng chỉ tiêu chuẩn VietGAP; sản phẩm cam Đường canh của Hợp tác xã Trồng cây ăn quả và Dịch vụ tổng hợp Bình Thuận được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Cam Văn Chấn”. 

Đây là điều kiện quan trọng giúp các sản phẩm cam, quýt của huyện tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước. Ngoài ra, các xã: Cát Thịnh, Nậm Lành, Nậm Mười, An Lương, Suối Quyền… còn tận dụng thế mạnh về đất đai, khí hậu phát triển trồng quế, góp phần quan trọng giúp huyện nâng tổng diện tích quế lên hơn 9.000 ha với sản lượng khai thác quế vỏ hàng năm đạt trên 7.500 tấn và tận thu hơn 14.000 tấn cành lá chưng cất tinh dầu cùng hàng nghìn mét khối gỗ quế, thu về nhiều tỷ đồng cho người dân.

Từ phát triển nông nghiệp hàng hóa, đã góp phần giúp huyện nâng tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản năm 2022 đạt 1.355 tỷ đồng; bình quân thu nhập đạt 34,5 triệu đồng/người; hộ nghèo giảm còn 4.959 hộ, chiếm tỷ lệ 16,07%... 

Đi đôi với phát triển sản xuất, huyện Văn Chấn cũng luôn chú trọng quảng bá, tập huấn, thiết kế nhận diện, đầu tư công cụ, máy móc hỗ trợ truy xuất nguồn gốc QR Code, website, quảng bá, giới thiệu sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. 

Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch vùng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm khai thác triệt để thế mạnh tại chỗ của từng địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nhân dân ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông - lâm nghiệp để vừa gia tăng sản lượng, chất lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Châu Á

Tags Văn Chấn sản xuất hàng hóa Séng cù Chiêm hương Bắc hương

Các tin khác
Mô hình trồng quế hữu cơ tại xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên.

Mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, song với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, UBND huyện Trấn Yên tiếp tục phát huy những thuận lợi, chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt các nhiệm vụ phát triển KTXH, thực hiện thắng lợi chủ đề công tác năm 2022. Kinh tế của huyện tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

Đồng bào vùng dân tộc thiểu số huyện Văn Yên vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế.

Nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào từng bước được nâng lên, góp phần để mỗi năm Văn Yên giảm hơn 5% số hộ thoát nghèo bền vững, tạo diện mạo mới trên các miền quê.

Đồng bào Mông huyện Trạm Tấu nhiều năm qua đã làm chủ kỹ thuật gieo cấy vụ xuân. (Ảnh: H.N)

Vụ xuân 2023, toàn tỉnh Yên Bái dự kiến đưa vào gieo cấy 18.970 ha, phấn đấu sản lượng 106.630 tấn. Để đạt mục tiêu này, ngành nông nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp để cùng với các địa phương chỉ đạo thực hiện vụ sản xuất lớn nhất trong năm...

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái trao thưởng cho các đơn vị có thành tích xuất sắc góp phần cùng ngành ngân hàng hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2022.

Chiều 4/1, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái tổ chức trao khen thưởng bằng tiền mặt cho các đơn vị đã có thành tích xuất sắc trong phối hợp với ngành ngân hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục