Lục Yên chủ động phòng, chống hạn trong sản xuất nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/3/2023 | 2:01:05 PM

YênBái - Trước dự báo của tình hình thời tiết khô hạn năm nay, ngay từ đầu năm, huyện Lục Yên đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hạn, đảm bảo cho các loại cây trồng, nhất là vụ lúa xuân sinh trưởng, phát triển tốt.

Nông dân huyện Lục Yên tập trung nạo vét kênh mương nội đồng, chủ động phòng, chống hạn.
Nông dân huyện Lục Yên tập trung nạo vét kênh mương nội đồng, chủ động phòng, chống hạn.

Vụ xuân năm nay, xã Vĩnh Lạc gieo cấy 133 ha lúa, cơ cấu 40% giống lúa thuần; 60% lúa lai bằng các loại giống chủ lực như: Nhị ưu 838, Nghi hương 305, Nhị Ưu 69, Thái Xuyên 111, Bắc Thơm số 7, Hương Chiêm… Đến nay, nông dân trên địa bàn xã đang tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh gây hại. Tuy nhiên, do thời tiết mưa ít, lượng nước trên các hồ, suối giảm nên qua thống kê, toàn xã có khoảng 15 ha lúa có nguy cơ bị hạn hán, gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng.

Để chủ động các biện pháp phòng, chống hạn hán cho cây trồng nói chung, đặc biệt là lúa xuân, UBND xã Vĩnh Lạc đã hỗ trợ kinh phí, vận động người dân đắp các đập dâng để tích trữ nước. Các tuyến kênh mương cũng đã được các lực lượng đoàn viên thanh niên, dân quân tự vệ địa phương tiến hành cải tạo, nạo vét, đảm bảo dẫn nước đến các khu vực gieo trồng của người dân thường xuyên thiếu nước. 

Theo ông Hoàng Văn Mới - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lạc, xã cũng thường xuyên theo dõi và có kế hoạch điều tiết nước tưới đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn để đảm bảo đầu nguồn và cuối nguồn đều có nước sản xuất. Ngoài ra, UBND xã cũng phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị chuyên môn, tập trung chỉ đạo người dân chủ động sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt chăm sóc cây trồng.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, từ tháng 1- 4/2023, mực nước trên các sông suối trong tỉnh duy trì ở mức thấp. Mực nước thấp nhất trên các sông suối khả năng xuất hiện vào các tháng đầu năm và cuối năm 2023. Mùa khô năm 2022 - 2023, tình hình thiếu nước, khô hạn có khả năng xảy ra tại một số khu vực trong tỉnh. 

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Lục Yên có 349 công trình thủy lợi với diện tích tưới là trên 6.900 ha; trong đó: diện tích vụ xuân 2.932,50 ha, vụ mùa 2.959,15 ha, vụ đông 1.053,09 ha. Tuy nhiên, các nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu lấy nước từ các hồ chứa, đập dâng trên các khe suối. 

Nguồn nước này phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên nên có nguy cơ xảy ra hạn cao. Kết quả khảo sát tại các xã, thị trấn diện tích lúa có khả năng bị hạn có nguồn nước bơm năm 2023 trên địa bàn huyện là 550 ha. Trong đó: vụ xuân 314 ha; vụ mùa 236 ha. Trước diễn biến phức tạp của tình hình hạn hán có thể xảy ra trong thời gian tới, huyện Lục Yên đã triển khai kế hoạch phòng, chống hạn, thiếu nước sản xuất cây trồng vụ xuân và cả năm 2023. 

Theo đó, các đơn vị, địa phương nhanh chóng rà soát, đánh giá nguồn nước thực tế trên các công trình thủy lợi để chủ động điều tiết, khai thác hợp lý; quản lý chặt chẽ nguồn nước hiện có, không để rò rỉ gây tổn thất, sử dụng nước tiết kiệm, có hiệu quả. 

Huy động các lực lượng tại địa phương tổ chức khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương để đảm bảo dẫn nước tới đồng ruộng, kiểm tra các tuyến kênh mương nội đồng để chống thất thoát nguồn nước; chủ động bố trí kinh phí để tu bổ, sửa chữa công trình thủy lợi, xử lý kịp thời các sự cố hư hỏng; tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân nhằm nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước, khuyến khích nông dân áp dụng các mô hình tưới tiết kiệm nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước… 

Áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng. Khuyến cáo nông dân sử dụng nước đúng mục đích, đặc biệt không để xảy ra tình trạng tranh chấp nguồn nước trong nhân dân. Những diện tích hạn có nguồn nước bơm cần sử dụng phương án bơm nước để đảm bảo tưới cho vụ đông, vụ đông xuân 2022- 2023, vụ mùa năm 2023.

Khắc Điệp 

Tags Lục Yên phòng chống hạn cây trồng

Các tin khác
Với chủ đề “Hội tụ sắc màu Tây Bắc

Với chủ đề “Hội tụ sắc màu Tây Bắc", Liên hoan kiến trúc sư trẻ toàn quốc lần thứ IX, Nghĩa Lộ 2023 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 13 - 15/10 tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Sự kiện do Hội Kiến trúc sư Việt Nam phối hợp với Sở Xây dựng, UBND thị xã Nghĩa Lộ, Hội Kiến trúc sư Yên Bái và Câu lạc bộ Kiến trúc sư trẻ Việt Nam tổ chức.

Giám đốc HTX chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ táo mèo Đoàn Thị Lương giới thiệu với khách hàng về sản phẩm mứt táo mèo.

Thời gian qua, nhờ sự vào cuộc tích cực của doanh nghiệp và sự đồng hành của người tiêu dùng, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (gọi tắt là Cuộc vận động) đã làm thay đổi nhận thức, tâm lý của các doanh nghiệp cung ứng cũng như người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Yên Bái về hàng xuất xứ trong nước. Trước là “ưu tiên”, giờ là “tự hào”, hàng Việt đang ngày càng chiếm lĩnh niềm tin và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng thành phố.

Người Dao xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên thu hoạch quế.

Từ một cây trồng truyền thống của đồng bào Dao, từ phong trào “Đồi quế ơn Bác”, giờ đây, tỉnh Yên Bái đã có một vùng nguyên liệu quế đứng đầu cả nước gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Cây quế không chỉ gắn bó máu thịt với đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái mà còn là cây trồng có giá trị lớn, ít cây nào sánh bằng.

Thành phố Yên Bái đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Yên Bái. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển lịch sử của đô thị tỉnh lỵ Yên Bái, là niềm vinh dự, tự hào to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố sau nhiều năm nỗ lực, phấn đấu. Một thành phố “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc” – một đô thị thông minh, hạnh phúc và đáng sống đang dần hiện lên giữa trập trùng núi rừng Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục