Văn Chấn: Mô hình trồng dâu tây kết hợp du lịch sinh thái

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/3/2023 | 1:51:44 PM

YênBái - Với bản tính cần cù, sáng tạo, anh Nguyễn Thế Hùng ở tổ dân phố Hà Thịnh, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn đã xây dựng mô hình trồng dâu tây kết hợp du lịch sinh thái mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sau thời gian thử nghiệm trên quy mô nhỏ, cuối năm 2022, anh Nguyễn Thế Hùng quyết định mở rộng mô hình. Lựa chọn diện tích đất gần khu vực quốc lộ 32 để thuận lợi cho việc vận chuyển phân bón và tiêu thụ sản phẩm, anh Hùng đã quy hoạch, làm đất, lên luống và xây dựng hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt cho trên diện tích 3.000 m2

Cây dâu tây của anh Hùng sinh trưởng và phát triển tốt cho thu đúng vào dịp tết Nguyên đán Quý Mão. Với giá bán trung bình 200.000 đồng/kg, diện tích dâu tây của anh cho thu nhập trên 100 triệu đồng trừ chi phí.

Là cây trồng mới, ưa khí hậu lạnh, cây dâu tây đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật khá cao và điều kiện thâm canh đặc biệt để tạo ra các sản phẩm sạch, có thể sử dụng ngay. Bước đầu phát triển mô hình, anh đã đầu tư sản xuất và áp dụng quy trình khá bài bản. Các luống được bón phân vi sinh và che chắn cẩn thận. Việc chăm sóc, tưới nước cũng được thực hiện hết sức nhẹ nhàng để cây dâu tây ít bị tác động, cho trái đều. 

Theo anh Hùng, cây dâu tây có thể sinh trưởng tốt từ đầu tháng 10 năm trước đến cuối tháng 4 năm sau. Trung bình mỗi gốc, có thể cho thu hoạch 6 lứa, đạt 1,5 - 2 kg quả. Nếu chăm sóc tốt thì mỗi héc-ta dâu tây có thể đạt giá trị 350 triệu đồng/vụ. Hiện, anh Hùng đang kết hợp giữa trồng thu hoạch quả với việc làm du lịch trải nghiệm. 

Tuy hiệu quả cao nhưng việc trải nghiệm cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây dâu. Để đảm bảo sự phát triển của các diện tích dâu và chất lượng quả, thời gian tới, anh sẽ quy hoạch khu trải nghiệm riêng, tạo những điểm dừng nghỉ kết hợp các dịch vụ thưởng thức các sản phẩm từ dâu tây.   
Thời gian qua, người dân Văn Chấn nói chung và Sơn Thịnh nói riêng đã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhiều diện tích lúa kém hiệu quả đã được chuyển sang trồng rau màu, hoa, cây cảnh. Trồng dâu tây là mô hình mới, được nhân dân hết sức quan tâm, nhiều bà con đã đến học hỏi, tìm hiểu kỹ thuật, để trồng sản xuất vào những năm sau. Với hiệu quả và triển vọng bước đầu từ cây dâu tây mang lại, Hội Nông dân thị trấn Sơn Thịnh đã xem đây là một trong những mô hình phát triển kinh tế điển hình để hội viên và nhân dân học tập, mở rộng trong thời gian tới. 

Ông Đặng Thanh Thủy - Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Sơn Thịnh, Văn Chấn cho biết: "Qua mô hình của anh Nguyễn Thế Hùng, chúng tôi thấy cây dâu tây khá dễ trồng, mức đầu tư vừa phải và hiệu quả kinh tế khá cao. Chúng tôi đang vận động các hội viên học tập, nhân rộng mô hình để đa dạng hoá cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất”.

Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng dâu tây chính là động lực để anh Nguyễn Thế Hùng và người dân Sơn Thịnh tiếp tục kết hợp với việc trải nghiệm, tham quan du lịch gắn với việc tiêu thụ sản phẩm. Việc kết hợp giữa du lịch trải nghiệm với sản xuất sẽ giúp sản phẩm dâu tây được tiêu thụ thuận lợi, nâng cao đáng kể giá trị kinh tế và thu nhập cho gia đình. Ý tưởng mới, từ mô hình mới đang mở ra cơ hội và triển vọng mới cho người dân lựa chọn những cây trồng có giá trị để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Trần Van - Quang Sơn

Tags Văn Chấn dâu tây du lịch sinh thái cây trồng vật nuôi

Các tin khác

Tham gia Chương trình FFF, hội viên nông dân tỉnh Yên Bái đã từng bước thay đổi tư duy sản xuất, biết tận dụng đất rừng trồng vốn có, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị của rừng trên một đơn vị diện tích. Qua đó mang lại lợi ích "kép” cho người trồng rừng: vừa tăng thêm nguồn thu, giảm chi phí chăm sóc rừng vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Dự án công trình cải tạo, nâng cấp đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái thuộc "Chương trình đô thị miền núi phía Bắc”) sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB). Công trình có tổng vốn đầu tư 121 tỷ đồng. Tuyến đường có chiều dài 4,2km, rộng 50m kết nối trung tâm thành phố với huyện Yên Bình.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký ban hành Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 4-3-2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Toàn tỉnh hiện có 2.979 doanh nghiệp, 652 hợp tác xã, 5.901 tổ hợp tác. (Ảnh: Thành Trung)

Trong 2 tháng, Yên Bái đã cấp chứng nhận đăng ký thành lập mới 27 doanh nghiệp, bằng 8,2% kế hoạch; thành lập mới 2 hợp tác xã, 7 tổ hợp tác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục