Hà Nội sắp xây cầu Thượng Cát qua sông Hồng

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/3/2023 | 2:25:39 PM

Cầu Thượng Cát qua sông Hồng sắp được Hà Nội xây dựng với chiều dài 820 m, rộng 33 m, thiết kế 8 làn xe, nối quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh.

Thiết kế cầu Thượng Cát do đơn vị tư vấn thực hiện. Nguồn: Ban quản lý dự án công trình giao thông.
Thiết kế cầu Thượng Cát do đơn vị tư vấn thực hiện. Nguồn: Ban quản lý dự án công trình giao thông.

Chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu Thượng Cát và đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 5,2 km vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua. Đường hai đầu cầu rộng 50-60 m.

Cầu nằm trên quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh, được xây dựng với mục tiêu hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch, giảm thiểu ùn tắc, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ hoàn thành các khu đô thị trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến gần 8.300 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Thời gian thực hiện trong 4 năm, từ 2023 đến 2027. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội là chủ đầu tư.

Để đảm bảo đồng bộ hệ thống giao thông, HĐND TP Hà Nội cũng thông qua chủ trương đầu tư xây dựng vành đai 3,5, đoạn từ cầu Thượng Cát đến quốc lộ 32 với mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Chiều dài tuyến đường 3,5 km, rộng 60 m, được xây dựng giai đoạn 2023-2026.

Thượng Cát là một trong 10 cầu bắc qua sông Hồng nằm trong Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội, thực hiện trong giai đoạn 2015-2030. 9 cầu còn lại gồm Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc).

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Toàn An, xã Đông An.

Thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 và Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND ngày 30/3/2022 của HĐND tỉnh về phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đặc sản hữu cơ, trong năm 2021 và 2022, huyện Văn Yên đã triển khai hỗ trợ cho hàng trăm cơ sở phát triển chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, lợn và dê với số tiền hàng chục tỷ đồng. Nhờ vậy, nhiều hộ đã phát triển chăn nuôi khá hiệu quả, tạo việc làm và đem lại thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động ở địa phương.

Đoàn công tác huyện Yên Bình kiểm tra công trình thủy lợi tại xã Cảm Nhân.

Trên những cánh đồng ở các thôn Làng Hùng, Làng Dự, Ngòi Quán, Phạ 1, Phạ 2, xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình, người dân đang tập trung dẫn nước, làm đất, bón phân đúng lịch thời vụ. Các thửa ruộng gần khu vực cấp nước của địa phương sẽ đảm nhận nhiệm vụ điều tiết cho ruộng phía dưới. Nước đủ để dưỡng, người dân sẽ tiến hành bón thúc cho cây lúa. Chẳng mấy chốc, gần 300 ha lúa ở Cảm Nhân sẽ "no" nước, đủ phân, cây lúa có điều kiện tốt để sinh trưởng.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11-3-2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Mô hình cung ứng giống gà đen bản địa của đoàn viên Nguyễn Thanh Bình hàng năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, bằng những suy nghĩ và hành động cụ thể, thiết thực cùng sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tuổi trẻ Cát Thịnh, huyện Văn Chấn đã và đang đi đầu lan tỏa phong trào lập nghiệp trên quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục