Những mô hình "trăm triệu" của nông dân Nghĩa Lộ

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/7/2023 | 7:48:54 AM

YênBái - Thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai xây dựng, vận động các hộ dân thành lập các tổ hợp tác để liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm như: trồng bưởi, chanh leo, trồng cây rau lấy hạt… tạo ra những mô hình kinh tế thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Mô hình trồng chè của nông dân xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Mô hình trồng chè của nông dân xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Những ngày này, trên các triền đồi, bà con nông dân xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đang phấn khởi thu hái chè. Cũng như nhiều gia đình nơi đây, gia đình Ông Đặng Xuân Nghĩa ở thôn 4, xã Nghĩa Lộ hiện có hơn 3 ha chè, trồng các giống chủ yếu là LDP1, LDP2, PH1 đang chờ thu hoạch.


Ông Nghĩa chia sẻ: "Gia đình tôi trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, từ khâu làm đất, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, lại được cán bộ khuyến nông thường xuyên hướng dẫn, cộng với các lứa chè trước được cắt bằng máy nên búp chè lứa này đẹp và đều tăm tắp; thu hái đến đâu được nhà máy thu mua hết đến đó với giá từ 3.500 - 4.500 đồng/kg búp tươi. Mỗi năm gia đình tôi cũng có thu nhập trên 400 triệu đồng”. 


Anh Đinh Văn Tươi ở thôn Ả Thượng, xã Nghĩa Phúc trước đây thuộc diện hộ nghèo. Do không có vốn đầu tư lại thiếu kinh nghiệm trong phát triển mô hình chăn nuôi, kinh tế gia đình anh thường xuyên khó khăn. 

Sau khi được tiếp cận nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh đối với các hộ thuộc diện nghèo, anh Tươi đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi và học hỏi kinh nghiệm về cách nuôi chim bồ câu. 

Cần cù, chịu khó, ham học hỏi, chỉ sau thời gian ngắn, mô hình nuôi chim bồ câu của gia đình anh Tươi đã được nhân rộng và thu hút nhiều người đến tham quan, học tập. 

Anh Tươi chia sẻ: "Đến nay, gia đình tôi đã có chim bồ câu thương phẩm bán ra thị trường. Có thêm nguồn thu nhập, gia đình tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi ngan, vịt và ngỗng… Với hơn 1.000 con chim bồ câu thương phẩm và hàng trăm con gia cầm các loại, mỗi năm gia đình có nguồn thu nhập trên 200 triệu đồng”.  

Không có lợi thế về đất đồi để phát triển cây chè, xã Thanh Lương thực hiện chủ trương chuyển đổi đất lúa sang trồng các loại cây hoa màu có giá trị kinh tế cao như dưa lê, dưa hấu, ớt xuất khẩu, mía tím… 


Những ngày này, anh Đinh Xuân Thịnh ở thôn Đồng Lơi, xã Thanh Lương đang tranh thủ phân loại ớt để công ty đến thu mua. Gia đình anh Thịnh là một trong những hộ tiên phong tham gia mô hình ớt xuất khẩu từ năm 2020. Mô hình được Công ty trách nhiệm hữu hạn GOV, tỉnh Phú Thọ triển khai, trong đó hỗ trợ, cung ứng giống, tập huấn, hướng dẫn về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bao tiêu sản phẩm đầu ra. 

Anh Thịnh chia sẻ "Qua hơn 2 năm trồng ớt, tôi thấy năng suất, giá trị cao gấp 5 - 6 lần so với trồng lúa, giúp gia đình thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng. Hiện nay, nhiều hộ trong thôn đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng ớt đem lại giá trị kinh tế cao…”. 

Được biết, Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ hiện có trên 5.150 số hộ hội viên đăng ký hộ sản xuất kinh doanh giỏi đạt 50% và có trên 3.500 số hộ đăng ký đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Để có được kết quả trên, thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, qua đó động viên, khuyến khích nhiều mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Đặc biệt, thị xã đã triển khai xây dựng, vận động các hộ dân thành lập các tổ hợp tác để liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm như: trồng bưởi, chanh leo, trồng cây rau lấy hạt…

Qua đó giúp hội viên và nông dân trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật; đồng thời thu mua, vận chuyển cho đơn vị bao tiêu sản phẩm đem lại nguồn thu nhập từ 250 triệu đồng/ha/năm trở lên. Để giúp các hộ nông dân tăng thu nhập, thị xã Nghĩa Lộ đã và đang phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức triển khai các chương trình hỗ trợ về vốn, kỹ thuật; phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đơn vị bao tiêu tận gốc các sản phẩm nông nghiệp… 

Đồng thời, vận động, tuyên truyền đẩy mạnh các phong trào thi đua sản xuất, phát triển kinh tế theo hướng chuyển giao cây, con giống chất lượng cao; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ gia đình nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương theo hướng đa dạng các mô hình sản xuất.

Trần Ngọc

Tags mô hình kinh tế Nghĩa Lộ nông dân

Các tin khác
Đồng bào Mông Mù Cang Chải tập trung phát triển mô hình kinh tế hợp tác xã, góp phần tạo thu nhập ổn định và xoá đói giảm nghèo bền vững.

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp trên các lĩnh vực và đạt được nhiều kết quả tích cực. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, Phóng viên Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Lê Thành Anh – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh.

Ngày 17-7, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, có hơn 153 nghìn biển kiểm soát ô tô sắp đấu giá tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Một mô hình phát triển kinh tế nông bền vững ở xã Yên Hợp, huyện Văn Yên.

Trong 2 năm 2022 - 2023, huyện Văn Yên được giao 27,528 tỷ đồng để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Đến nay đã trồng mới 100 ha, đưa tổng diện tích toàn huyện lên trên 250 ha, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao sản lượng góp phần tăng thu nhập cho người dân trồng tre.

UBND huyện Lục Yên vừa phối hợp với Công ty Cổ phần Yên Thành tổng kết Dự án sản xuất tre măng Bát Độ liên kết theo chuỗi giá trị giai đoạn 2022 – 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục