Nông dân Nghĩa Lộ thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/7/2023 | 8:02:13 AM

Những năm qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã khuyến khích, tạo điều kiện để các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi - nòng cốt xây dựng các mô hình liên kết, hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, chia sẻ cùng cộng đồng về cách thức, kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình trồng cây mướp đắng cho hiệu quả kinh tế cao của nông dân xã Phúc Sơn.
Mô hình trồng cây mướp đắng cho hiệu quả kinh tế cao của nông dân xã Phúc Sơn.


Ông Điêu Văn Vi ở thôn Đêu 4, xã Nghĩa An đã mạnh dạn ký hợp đồng liên kết với công ty ở phía Nam cải tạo 500 m vuông đất ruộng kém hiệu quả để trồng bí xanh lấy hạt. Đến nay, sau 2 vụ, trừ chi phí gia đình ông cũng thu về hàng chục triệu đồng, cao hơn 5 lần so với trồng lúa. Mô hình trồng bí lấy hạt của gia đình ông Điêu Văn Vi được đánh giá là phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, cây trồng ít sâu bệnh và dễ chăm bón.Mô hình đang được xã Nghĩa An nhân rộng, góp phần xóa nghèo cho người dân địa phương. 

Ông Vi phấn khởi: "Trước đây, với diện tích 500 m2, gia đình tôi trồng ngô chỉ thu được 3 - 4 triệu đồng. Nay trồng bí lấy hạt, sau khoảng 5 tháng thu hoạch được tầm 700 quả, khoảng 400 kg hạt khô. Với giá thu mua của công ty từ 340.000 đồng/kg sau khi trừ chi phí, 1 năm 2 vụ, thu lãi hơn 24 triệu đồng, cao gấp 5 lần trồng lúa”. 


Thực hiện chủ trương chuyển đổi đất lúa sang trồng rau màu có giá trị kinh tế cao, xã Thanh Lương đã vận động các hộ nông dân chuyển đổi hơn 26 ha ruộng sang trồng rau màu, trong đó có 20 ha trồng dưa hấu - sản phẩm được thị trường ưa chuộng. 

Mô hình trồng dưa hấu của ông Cầm Ngọc Du, xã Thanh Lương là một trong những mô hình cho thu nhập cao. Hàng năm gia đình ông trồng 1.400 m2 dưa hấu, trung bình thu nhập trên dưới 100 triệu đồng, được nhiều hội viên nông dân đến học hỏi. 

Ngoài ra, trên địa bàn thị xã còn có các mô hình như: trồng mướp đắng lấy hạt ở xã Phúc Sơn; trồng vải ở xã Phù Nham; trồng cam ở xã Nghĩa Lộ… Các mô hình này đã và đang mở ra hướng đi mới nhiều triển vọng cho nông dân địa phương. 

Để có được những kết quả đó, HND thị xã đã bám sát các nghị quyết, chương trình, đề án liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền địa phương; tích cực chỉ đạo cán bộ, hội viên đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững. 

Để phong trào tiếp tục lan tỏa và có chiều sâu, hàng năm, các cấp HND trên địa bàn đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, tham quan học tập và xây dựng nhiều mô hình trình diễn cây, con giống mới, cải tiến kỹ thuật, hỗ trợ tư liệu sản xuất, tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân, tạo mọi điều kiện để nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất. 

Ông Phan Thanh Nam - Chủ tịch HND thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Có thể thấy rằng, phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị trên mỗi đơn vị canh tác gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững ở thị xã được kỳ vọng sẽ giải quyết những tồn tại, hạn chế trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. 

Hàng năm, thị xã có hơn 5.000 hộ hội viên nông dân đăng ký hộ sản xuất kinh doanh giỏi, đạt 50% và có hơn 3.500 số hộ đăng ký đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp… Qua đó, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.

Trần Minh

Tags Nông dân Nghĩa Lộ thi đua sản xuất kinh doanh giỏi mướp đắng dưa hấu

Các tin khác
Cán bộ Kiểm lâm huyện Trấn Yên hướng dẫn người dân xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên kỹ thuật trồng tre măng Bát Độ.

Năm 2023, tỉnh Yên Bái có kế hoạch trồng mới 15.500 ha rừng. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã trồng được 14.308 ha, đạt 92,3%. Trong đó, trồng rừng tập trung là 9.565 ha, trồng cây phân tán 4.742 nghìn cây, quy diện tích 4.742 ha.

Thương lái đến mua lợn của một hộ dân tại khu vực Đầm Mỏ, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái.

Giá lợn hơi tại Yên Bái hiện đang dao động từ 62.000 đến 64.000 đồng. Đây là mức giá cao nhất trong vòng một năm trở lại đây. Với mức giá này, người chăn nuôi sẽ có lãi từ 800.000 đến 1 triệu đồng/con.

Giá bán xăng dầu địa bàn vùng 2 cao hơn vùng 1 khoảng 360-420 đồng/lít. Ảnh: Văn Hưng.

Do 46 địa phương là các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu nên giá bán cao hơn các tỉnh, thành còn lại 2%.

Trong thời gian tới, khó khăn, thách thức đặt ra còn rất lớn, tạo rủi ro, sức ép lên công tác điều hành tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh đó, cần có các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt tạo thành tác động cộng hưởng, phát huy tối đa hiệu quả các chính sách, nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân để phục hồi tăng trưởng...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục