Yên Bái khắc phục khó khăn trong quản lý an toàn công trình đập, hồ chứa

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/8/2023 | 7:34:24 AM

YênBái - Là một tỉnh miền núi, có địa hình đồi núi dốc, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, các công trình thuỷ lợi của Yên Bái có quy mô nhỏ, phân bố phân tán xa khu dân cư, thường xuyên bị bồi lắng, sạt lở, hư hỏng về mùa mưa lũ nên việc kiểm tra, quản lý vận hành, sửa chữa gặp nhiều khó khăn. Yên Bái hiện có 133 hồ chứa nước có dung tích từ 50 nghìn đến 3 triệu m3.

Đoàn công tác liên ngành kiểm tra tiến độ thi công và thiết kế công trình kè Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ.
Đoàn công tác liên ngành kiểm tra tiến độ thi công và thiết kế công trình kè Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ.


Số hồ chứa này được giao cho các công ty TNHH một thành viên quản lý khai thác theo quy trình. Các đơn vị đã bố trí cán bộ chuyên ngành, có giấy chứng nhận qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, vận hành. Song để duy trì và vận hành tốt các công trình hồ chứa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp luôn là bài toán khó đối với ngành nông nghiệp Yên Bái. 

Sự biến đổi khó lường của thời tiết, nguồn nước ngày càng khan hiếm; tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng; thiên tai lũ lụt, hạn hán, xảy ra ngày càng khốc liệt, các hồ chứa trong tỉnh chủ yếu là hồ chứa nhỏ, được xây dựng từ lâu, hồ sơ thiết kế, hoàn công không có, thông số kỹ thuật chưa đầy đủ, độ chính xác không cao nên việc thực hiện các quy định theo Nghị định của Chính phủ gặp khó khăn. 

Việc triển khai một số nội dung trong công tác đảm bảo an toàn đập như: các công tác kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước; quan trắc công trình đập, hồ chứa nước; quan trắc khí tượng thuỷ văn chuyên dùng; bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa đập, hồ chứa nước và lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi, xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Trong khi đó, nguồn ngân sách tỉnh còn hạn hẹp nên chưa bố trí được để thực hiện các nội dung trên.

Cùng đó, công tác cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi khó thực hiện do hiện nay toàn bộ các công trình thủy lợi thiếu (hoặc không có) hồ sơ khi bàn giao, không được giao đất để quản lý, nên không xác định phạm vi đất của công trình. Nhiều công trình khi xác định được đất thuộc phạm vi công trình theo quy định cần được bảo vệ và cắm mốc thì lại trùng vào đất của các hộ gia đình đã được cấp quyền sử dụng hoặc đất các hộ đã sử dụng từ rất lâu…; kinh phí giải phóng mặt bằng lớn.

Bên cạnh đó, các công trình thủy lợi bị hư hỏng do mưa lũ mới có kinh phí khắc phục tạm thời các hư hỏng nhỏ, chưa bố trí được kinh phí đầu tư nâng cấp, sửa chữa lớn, đồng bộ. Mặt khác, giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi đã không tăng kể từ năm 2012, trong khi giá nguyên, nhiên vật liệu, nhân công đều tăng cao, gây khó khăn cho các công ty làm nhiệm vụ quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ các công trình.

Ông Trần Anh Văn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Yên Bái cho biết: "Chi cục đã tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố và các công ty TNHH một thành viên quản lý, khai thác công trình thủy lợi tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ các hồ chứa, phát hiện kịp thời các hư hỏng, sự cố báo cáo chính quyền để xử lý kịp thời; tổ chức kiểm tra, đánh giá tổng thể thực trạng an toàn các hồ chứa trước mùa mưa lũ; rà soát, đánh giá khả năng thoát lũ sau tràn, hạ du các hồ chứa nước; lập danh mục các công trình bị hư hỏng, xuống cấp để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; tổ chức trực ban trong mùa mưa, lũ; theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, mực nước hồ chứa, ổn định của đập, bảo đảm thông tin thông suốt; tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất khi có sự cố..."


Cán bộ kỹ thuật Chi cục Thủy lợi kiểm tra an toàn công trình hồ Làng Át, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên.

Để công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo đúng quy định của pháp luật, trước hết, các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm Chương trình hành động số 121-CTr/TU của Tỉnh ủy Yên Bái về triển khai thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chỉ thị số 07/CT-UBND của UBND tỉnh ngày 24/3/2023 về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2023.

Với chức năng của mình, ngành NN-PTNT tỉnh Yên Bái đã báo cáo, kiến nghị và đề xuất với UBND tỉnh, Bộ NN-PTNT lập quy trình bảo trì công trình thủy lợi đang khai thác, lập và lưu trữ hồ sơ công trình, xây dựng phương án bảo vệ hồ chứa nước thủy lợi, lập bản đồ ngập lụt vùng hạ du đối với các công trình thủy lợi đang khai thác nhưng không có hồ sơ thiết kế lưu trữ. 

Bên cạnh đó, ngành đề nghị ccác đơn vị quản lý khai thác các công trình thủy lợi cần chủ động bảo vệ các công trình hồ đập thông qua việc phát quang bụi rậm, chặt cây trên mái đập, đỉnh đập, tràn xả lũ, cống lấy nước và nạo vét rãnh tiêu, thoát nước mái hạ lưu đập nhằm thuận lợi cho công tác quan trắc, kiểm tra trong mùa mưa lũ; kiểm tra, vận hành thử các cửa van, thiết bị phục vụ công tác điều tiết lũ, bố trí thiết bị dự phòng, đảm bảo công trình điều tiết lũ vận hành thông suốt trong mọi điều kiện.  

Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án phòng chống thiên tai, các phương án ứng phó, huy động vật tư, nhân lực phương tiện tại chỗ theo phương châm "4 tại chỗ” để khắc phục tạm thời những vị trí, hạng mục công trình đập, hồ chưa có nguy cơ tràn, vỡ, nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai.

Thủy Thanh

Tags Yên Bái quản lý an toàn công trình đập hồ chứa nước "4 tại chỗ”

Các tin khác
Công nhân Công ty TNHH Unico Global YB, Khu Công nghiệp Âu Lâu đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu.

Hiện nay, lạm phát đã giảm ở một số thị trường trên thế giới, dự báo cơ hội cho xuất khẩu (XK) hàng hóa tiêu dùng trên địa bàn Yên Bái sẽ hồi phục trong những tháng tới đây và với sự chủ động, sẵn sàng của doanh nghiệp (DN), các đơn hàng xuất khẩu sẽ tiếp tục đáp ứng, đặc biệt là các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh như gỗ và khoáng sản...

Chi cục Thuế Lục Yên họp bàn giải pháp thu ngân sách 5 tháng cuối năm 2023

Với các giải pháp đồng bộ, sát thực tế, 7 tháng đầu năm 2023, toàn huyện Lục Yên thu ngân sách đạt 140,2 tỷ đồng, bằng 42,9% dự toán tỉnh giao, trong đó: thu cân đối đạt 69,3% dự toán năm, cao nhất toàn tỉnh trong nửa đầu năm nay.

Giá xăng dầu lại tăng mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay (1/8) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng mạnh từ 15h, với mức tăng gần 1.200 đồng/lít.

Ảnh minh họa.

Sau hai tháng giảm liên tiếp, giá gas bán lẻ trong nước tháng 8 đã quay đầu tăng theo đà tăng của giá gas trên thị trường thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục