Văn Yên: Trưởng thôn- "cánh tay nối dài" hiệu quả sử dụng vốn chính sách

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/9/2023 | 7:50:31 AM

YênBái - Ông Cầm Ngọc Tuyến - Trưởng thôn Gốc Quân, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên những năm qua đã trở thành “cánh tay nối dài” đắc lực trong việc giám sát chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách tới cơ sở đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng.

Một phiên giao dịch lưu động của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Yên tại điểm giao dịch xã Đông Cuông.
Một phiên giao dịch lưu động của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Yên tại điểm giao dịch xã Đông Cuông.

Thôn Gốc Quân có 153 hộ, trong đó có 133 hộ dân tộc Tày, còn lại là các hộ dân tộc Kinh. 

Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Yên đã thực hiện giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi đến với người dân tại thôn Gốc Quân, giúp người dân phát triển kinh tế gia đình và nâng cao đời sống. 

Là Trưởng thôn Gốc Quân, ông Cầm Ngọc Tuyến thường xuyên cùng các tổ chức hội đoàn thể, Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) triển khai các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi; vận động các hộ gia đình trong thôn tham gia Tổ TK&VV; giám sát, chứng kiến Tổ TK&VV họp tổ, thành lập, thay đổi thành viên Ban Quản lý Tổ, bình xét cho vay đảm bảo đúng đối tượng, dân chủ, công khai, đúng quy định.

Ông cũng thường xuyên cùng Tổ TK&VV giám sát việc sử dụng vốn vay của các tổ viên. Vì thế, nhiều năm nay, các tổ viên đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, chấp hành tốt việc trả nợ khi đến hạn và tổ không có nợ quá hạn, lãi tồn. 

Hàng năm, ông cùng với Tổ trưởng Tổ TK&VV rà soát nhu cầu vay vốn các chương trình tín dụng cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo… giúp các tổ viên được tiếp cận kịp thời các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ để phát triển kinh tế gia đình, địa phương; giám sát, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích; theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của Ban Quản lý Tổ TK&VV. 

Tính đến ngày 31/8/2023, tổng dư nợ của 8 chương trình tín dụng chính sách đang triển khai tại thôn Gốc Quân là 4.010 triệu đồng với 132 lượt hộ được vay vốn; số dư tiền gửi tiết kiệm của tổ viên là 290 triệu đồng. Hàng tháng, các tổ viên đều chấp hành tốt việc trả lãi, gửi tiền tiết kiệm định kỳ theo quy định. 

Năm 2022, thôn có 2 hộ thoát nghèo là hộ ông Nông Văn Huấn, hộ ông Hoàng Văn Tình nhờ vay vốn tín dụng chính sách trồng rừng, trồng quế. Hiện nay, Gốc Quân còn 5 hộ nghèo, 9 hộ cận nghèo. Hơn 20 năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả, giúp cho hàng trăm lượt hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo bền vững, góp phần nâng cao đời sống người dân và hoàn thành xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. 

Gắn bó với công việc, Trưởng thôn Cầm Ngọc Tuyến cho rằng: "Càng ngày vai trò của Trưởng thôn trong hoạt động triển khai tín dụng chính sách xã hội tại cơ sở càng được nâng cao. Hoạt động của Trưởng thôn là cầu nối giúp chuyển tải kịp thời các thông tin về chủ trương, tín dụng chính sách xã hội đến với nhân dân”. 

Để thực hiện hiệu quả hơn nữa nhiệm vụ, theo ông Tuyến, trưởng thôn cũng cần tiếp tục duy trì, phát huy những kết quả đã đạt được, không ngừng cùng với các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ TK&VV quản lý chặt chẽ vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; theo dõi, giúp đỡ người vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn. 

Đồng thời, trưởng thôn cần chủ động đề xuất với các cấp có thẩm quyền về các giải pháp triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của người dân trong thôn. 

Ông Cầm Ngọc Tuyến cho biết: "Điều quan trọng nữa là trưởng thôn cần phải thường xuyên phối hợp với cơ quan khuyến nông, khuyến lâm trong việc tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho người dân đi tham quan, học tập những mô hình hay, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giúp cho người vay sử dụng đồng vốn có hiệu quả”.

Nguyễn Thơm

Tags Cánh tay nối dài tới cơ sở giám sát vốn tín dụng chính sách trưởng thôn Văn Yên

Các tin khác
EVN vẫn đang rất khó khăn.

Trong 8 tháng năm 2023, số lỗ của EVN dự kiến là hơn 28.700 tỷ đồng, con số này đã giảm so với mức hơn 35.400 tỷ đồng của nửa đầu năm.

Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn kiểm tra chất lượng cây giống phục vụ trồng rừng.

Nhờ những nỗ lực, nhiều khu vực rừng được trồng mới, tái sinh. Đến nay, tỷ lệ che phủ rừng của huyện đạt trên 58%.

Sản phẩm quế của huyện Trấn Yên được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới.

Nói đến Trấn Yên, thường nhiều người tâm niệm đây là "thủ phủ" của cây tre măng Bát Độ hay dâu tằm. Tuy nhiên, có một loại cây có mặt đã lâu song nay mới khẳng định được giá trị trong tập đoàn cây trồng chủ lực của địa phương. Đó chính là cây quế.

Đồi quế trồng theo hướng sản xuất hữu cơ của gia đình chị Vũ Thị Hưng, thôn Loan Hương, xã Tân Hương, huyện Yên Bình

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Yên Bình đã tích cực đưa cây quế vào trồng với tổng diện tích hiện hơn 3.500 ha, trong đó hơn 1.000 ha phát triển theo hướng sản xuất hữu cơ. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục