Doanh nghiệp và nông dân đã vào cuộc

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/4/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Mặc dù năm 2007 được dự báo là năm nắng nóng và hạn hán nhất trong lịch sử, nhưng cho đến nay khí hậu thời tiết khá thuận lợi cho cây chè ở Yên Bái phát triển.

Gia đình anh Hoàng Văn Hà thị trấn Trần Phú huyện Văn Chấn đang thu hái lứa chè đầu vụ vui vẻ nói với chúng tôi: "Thời tiết năm nay tuy lượng mưa ít nhưng vẫn không mấy ảnh hưởng đến cây chè, chè vẫn sinh trưởng phát triển tốt. Giá chè và thị trường tiêu thụ chè năm trước khá tốt nên gia đình tích góp được số vốn để đầu tư, chăm sóc cho toàn bộ diện tích 2 ha. Đây là đợt thu hái đầu tiên, năng suất chưa cao nhưng cũng được ba tạ chè búp tươi bán với giá 1800 đồng/kg. Anh Hà nói tiếp: "Mong rằng thời tiết năm nay thuận lợi cùng với giá thu mua của các doanh nghiệp ổn định từ 1800-2000 ngàn đồng/kg là cuộc sống người làm chè như chúng tôi sống được bằng chè, từ đó mới có vốn đầu tư phân bón, cây chè phát triển được và đẩy năng suất lên 9-10 tấn/ha''.

Những mong muốn đó không phải là riêng của gia đình anh Hà mà là mong muốn chung của người làm chè Yên Bái. Vùng quê vốn yên ả, thanh bình là vậy nhưng mỗi khi bước vào vụ chè mới lại nhộn nhịp khác thường, đi đến đâu cũng bắt gặp không khí làm việc khẩn trương, nhộn nhịp. Toàn huyện Văn Chấn có 31 xã thì có 26 xã làm chè với diện tích gần 4 ngàn ha và trên 21 vạn dân làm chè. Sản lượng chè năm 2006 đạt 28 ngàn tấn.

Trên địa bàn huyện cũng là nơi có nhiều nhà máy chế biến chè nhất tỉnh với gần 30 nhà máy. Để nâng cao năng suất, chất lượng chè cho chế biến ngay từ cuối năm 2006 huyện phát động thi đua, giao chỉ tiêu cho các xã trồng mới, trồng cải tạo diện tích chè già cỗi bằng giống chè lai, chè nhập nội năng suất cao, đầu tư thâm canh tăng năng xuất, phấn đấu đạt bình quân 7 tấn/ha. Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tổ chức ký kết hợp đồng thu mua hết chè nguyên liệu cho dân với giá cả ổn định. Do đó, đã tạo niềm tin cho người làm chè, bà con phấn khởi sản xuất.

Rời vùng chè Văn Chấn, chúng tôi đã đến vùng chè xã Thịnh Hưng huyện Yên Bình, xã Minh Bảo thành phố Yên Bái cũng bắt gặp không khí lao động hối hả của người làm chè. Vùng chè xã Thịnh Hưng mấy năm về trước bà con nông dân không mấy mặn mà với cây chè cho lắm bởi việc tiêu thụ khó, giá thấp. Song hôm nay đã sôi động trở lại, bởi Công ty cổ phần chè Văn Hưng đóng trên địa bàn liên doanh với tập đoàn FEALAY của Vương quốc Anh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất chế biến chè theo công nghệ CTC có công xuất 20 tấn búp tươi/ngày.

Như vậy, việc tiêu thụ chè búp tươi đã không còn lo ngại, người dân cũng hy vọng Công ty thu mua hết nguyên liệu cho dân với giá cả ổn định, sòng phẳng.

Không riêng Công ty cổ phần chè Văn Hưng đầu tư nâng cấp thiết bị chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, cơ cấu sản xuất như Công ty cổ phần chè Liên Sơn, Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ, Công ty chè Việt Cường và hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân. Một nét mới trong các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè là  lấy nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu.

Cơ cấu sản phẩm cũng đã có bước chuyển rõ nét giảm chế biến chè đen tăng chế biến chè xanh. Một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư xây dựng dây chuyền chế biến chè đặc sản, chất lượng cao có giá bán 200-500 ngàn đồng/kg chè khô như Công ty chè Thành Công, Chè Bát Tiên Trấn Yên...

Vừa đổi mới công nghệ các doanh nghiệp không ngừng xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường có doanh nghiệp lặn lội ra nước ngoài như: Xirilanca, Nga, Đài Loan..

Trước đây vấn đề khó khăn nhất của các doanh nghiệp là tiêu thụ sản phẩm nhưng hiện nay nỗi lo lớn nhất là làm sao thu mua đủ nguyên liệu sản xuất.  Nỗi lo ấy của doanh nghiệp không phải là không có cơ sở bởi trên địa bàn có quá nhiều nhà máy chế biến vượt quá xa khả năng nguồn nguyên liệu.

Hiện toàn tỉnh có 50 nhà máy, xưởng chế biến với công suất 110 ngàn tấn/năm, trong khi đó sản lượng búp chỉ đạt 65 ngàn tấn. Trong số 50 cơ sở chế biến thì chỉ có 9 đơn vị có cơ sở tham gia sản xuất nguyên liệu, còn lại chỉ làm công tác thu mua chế biến.

Một mùa chè mới lại bắt đầu, vấn đề đầu ra nguyên liệu của dân tạm coi là được. Nhưng báo hiệu một "cuộc chiến" tranh giành nguyên liệu giữa các doanh nghiệp lại bắt đầu và có phần quyết liệt hơn.

Thanh Phúc

Các tin khác

YBĐT - Thực hiện phương châm phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, Đảng bộ, chính quyền xã Lâm Thượng (huyện Lục Yên) nhiều năm qua luôn chú trọng tới việc khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương. Với đặc thù nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, Lâm Thượng đã kiên trì lãnh đạo, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng.

YBĐT - * Triển khai thu thuế nhà đất kỳ I/2007

Năm 2007, thành phố có 23.577 hộ thuộc diện nộp thuế nhà đất, tăng 144 hộ so với năm 2006; số diện tích tính thuế là 3 triệu 573 nghìn 007 mét vuông, số tiền thuế nhà đất phải thu cả năm là 5 tỷ 196 triệu 522 nghìn 600 đồng, tăng hơn 800 triệu đồng so với năm 2006.

Phố huyện Văn Chấn. (Ảnh minh hoạ)

YBĐT - Năm 2007 huyện Văn Chấn được giao chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước 12 tỷ 890 triệu đồng, tăng hơn 5 tỷ đồng so với năm 2006, trong đó thu ngoài quốc doanh 6,5 tỷ, trong đó thuế nhà đất 600 triệu, tiền giao đất 4 tỷ, phí và lệ phí cùng các nguồn thu khác ngân sách 1,4 tỷ đồng...

YBĐT - Quý I năm 2007, thành phố đạt tổng doanh số thương mại - du lịch 231,5 tỷ đồng, bằng 24% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục