Sau 1 năm thực hiện dự án Xây dựng mô hình chăn nuôi bán thâm canh và cải tạo đàn bò

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/4/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Với đặc trưng là một xã miền núi nên các điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hưng Thịnh rất thuận lợi cho phát triển là chăn nuôi đại gia súc. Những năm giữa thập niên 90 toàn xã có 180 con trâu, 650 con bò đảm bảo sức kéo cho sản xuất và mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 80 tấn thịt bò hơi, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Nông dân thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên) thu hoạch cỏ voi chăn nuôi trâu bò. (Ảnh: Linh Chi)
Nông dân thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên) thu hoạch cỏ voi chăn nuôi trâu bò. (Ảnh: Linh Chi)

Tuy nhiên, gần đây chăn nuôi đại gia súc, nhất là nuôi bò của xã có chiều hướng giảm dần. Đầu năm 2004 toàn xã chỉ còn 173 con, trong đó có 113 con bò nái sinh sản. Nguyên nhân chính của tình trạng số đầu gia súc trong xã giảm là trước đây chăn nuôi trâu bò tại địa phương chủ yếu là thả rông, nay do đất rừng và rừng đã được giao cho các hộ quản lý nên nguồn cỏ tự nhiên bị hạn chế, thiếu hụt nghiêm trọng nhất là vào mùa đông. Thêm vào đó người dân địa phương còn thiếu kinh nghiệm trong chăn nuôi, giống bò hiện có tại xã là giống bò địa phương tầm vóc nhỏ chưa được cải tạo, người dân thiếu vốn để đầu tư cải tạo con giống, việc áp dụng kỹ thuật tiến bộ chăn nuôi bò tại xã không đồng bộ nên hiệu quả chăn nuôi chưa cao.

Để đàn bò hiện có tại địa phương có thể phát triển ổn định, bền vững và phát huy hiệu quả của đồng vốn, cải thiện sức sản xuất và năng suất chăn nuôi bò cần phải tác động đồng bộ vào các khâu: Giống, thức ăn, nuôi dưỡng chăm sóc. Bởi vậy từ tháng 10/2005 Dự án "Xây dựng mô hình chăn nuôi bán thâm canh và cải tạo đàn bò tại xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái" cấp Nhà nước thuộc chương trình "Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển KTXH nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010".

Sau hơn 1 năm thực hiện các nội dung chính của dự án đã được triển khai: Tính đến tháng 12/2006 đã có bò cái có thai do công tác cải tạo giống từ 4 con bò đực giống.Tại các hộ gia đình ông Hà Minh Huân, Phạm Văn Khoan, Nguyễn Văn Trình, Phan Văn Lưu cho thấy 4 bò đực giống có sức sản xuất tốt, tỷ lệ phối chửa trung bình đạt 83,83%, con cao nhất đạt 86,48%, con thấp nhất đạt 80,64%. Kết quả này phù hợp với qui luật tự nhiên của giống. Cả 4 con bò đực giống đều có sự sinh trưởng tốt,có khả năng theo đàn cao, thích nghi với điều kiện khí hậu vùng.

Qua theo dõi cho thấy việc dùng giống đực có tầm vóc to khoẻ để giao phối với đàn bò cái địa phương đã đem lại kết quả khả quan. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã mở ra một hướng mới cho việc phát triển đàn bò và cũng đã tạo ra cho đồng bào một niềm tin vào việc sử dụng bò đực giống có chất lượng tốt nơi khác vào chăn nuôi bò.

Đồng thời, diện tích cỏ trồng làm thức ăn xanh tại xã Hưng Thịnh là 15 ha với 3 giống cỏ. Trong đó, cỏ voi trồng 11 ha; cỏ Ghi Nê trồng 2 ha ; Cỏ Decumbens trồng 2 ha. Hầu hết các giống cỏ đều sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao. Năng suất giữa các giống cỏ khác nhau, cao nhất là giống cỏ voi đạt 92,4 tấn/ha/năm, thấp nhất là giống cỏ Ghi Nê đạt 38,14 tấn/ha/năm. Đặc biệt qua theo dõi các loại cỏ cho năng suất rất cao và sinh trưởng tương đối tốt trong điều kiện khô hạn và rét của mùa đông miền núi là Decumbens, trong khi cỏ tự nhiên và một số loại cỏ khác sinh trưởng rất kém hoặc bị chết.

Giống Decumbens năng suất đạt 43,82 tấn/ha/năm, cỏ có khả năng chống chịu khô hạn rất tốt, vẫn cho năng suất chất xanh qua mùa đông nên có khả năng trồng trên các đỉnh đồi khô hạn hoặc trên các bãi chăn thả, trâu, bò rất thích ăn. Loại cỏ này rất khó thu hồi hạt để nhân giống. Giống cỏ này có tiềm năng rất lớn để mở rộng diện tích phục vụ phát triển chăn nuôi tại vùng miền núi.

Bên cạnh đó, kết quả dự án còn xây dựng hoàn chỉnh 4 chuồng cho bò đực giống với diện tích 10 m2/1 chuồng. Hoàn thiện 58 chuồng bò cái sinh sản với diện tích 15m2/ chuồng nuôi từ 2-3 con bò cái và kết hợp với Trạm thú y huyện tổ chức tiêm phòng bắt buộc đối với một số bệnh truyền nhiễm cho gia súc như : Lở mồm long móng, tụ huyết trùng và định kỳ tẩy nội ký sinh trùng cho đàn bê. Hướng dẫn đào tạo tay nghề cho 10 cán bộ thôn bản và thú y viên của xã biết cách sử dụng các loại vắc xin phòng bệnh cho gia súc. Tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò, 2 lớp trồng, chăm sóc, chế biến cây thức ăn cho gia súc và lớp chăn nuôi bò nái chửa và bê sau sinh.

Nguyễn Thanh Sơn

Các tin khác
Thành phố Yên Bái có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất là 76,39% và được công nhận là đô thị loại II vào năm 2023

Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 22 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II là thành phố Yên Bái; 1 đô thị loại III là thị xã Nghĩa Lộ; 3 đô thị loại IV là thị trấn Cổ Phúc, thị trấn Yên Bình, thị trấn Mậu A và 17 đô thị loại V.

Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh.

Giá xăng trong nước hôm nay (9/5) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm mạnh. Mỗi lít xăng RON 95 giảm tới 1.410 đồng, giá bán xuống mốc 23.540 đồng/lít.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn thăm mô hình chăn nuôi của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Đô, thôn An Thái, xã Minh An.

Thời gian tới, huyện Văn Chấn thường xuyên rà soát khó khăn, vướng mắc, kịp thời đề xuất, trình cấp có thẩm quyền để triển khai tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; thành lập các tổ, nhóm hợp tác liên kết có đủ năng lực để tham gia dự án phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương...

Mô hình nuôi gà đen thương phẩm được hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh tại xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó, Nghị quyết 69 và Nghị quyết số 05 của HĐND tỉnh đã tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp tái cơ cấu theo hướng hàng hóa, tập trung.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục