Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu quế

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/11/2023 | 2:24:22 PM

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2023, Việt Nam xuất khẩu được 74.744 tấn quế, với 220,3 triệu USD, tăng 19,2% về lượng và nhưng giảm 1,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Người dân Văn Yên phơi quế.
Người dân Văn Yên phơi quế.

Sáng 15/11, tại Hà Nội, Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), Tổ chức IDH và Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia Phát triển bền vững ngành quế Việt Nam. Tại đây cũng đã ra mắt Nhóm công tác Đối tác công tư (PPP) về hồ tiêu và gia vị, Tiểu ban ngành hàng quế.

Việt Nam là quốc gia sản xuất quế đứng đầu thế giới. Với diện tích khoảng 180.000ha, chủ yếu ở miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ… Năm 2022, quế Việt Nam chiếm 18,2% về sản lượng nhưng chiếm 34,4% về thị phần xuất khẩu quế toàn cầu. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu quế số 1 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 292 triệu USD.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2023, Việt Nam xuất khẩu được 74.744 tấn quế, với 220,3 triệu USD, tăng 19,2% về lượng và nhưng giảm 1,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu quế trung bình 10 tháng đạt 2.948 USD/tấn, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2022. Thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam là Ấn Độ, chiếm 43,9% thị phần, tiếp đến là Mỹ, Bangladesh…

Cây quế hiện đang là sinh kế cho hàng trăm nghìn hộ dân tộc thiểu số tại các tỉnh vùng sâu vùng xa, đồng thời đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội của nhiều địa phương.

*** Tại Yăn Yên (Yên Bái), bình quân mỗi năm huyện xuất ra thị trường khoảng 6.000 tấn vỏ quế khô các loại, tận thu trên 65.000 tấn cành lá quế và hơn 50.000m3 gỗ quế, chưng cất tinh dầu quế đạt 300 tấn. Tổng doanh thu thu sản phẩm quế đạt trên 800 tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, còn giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương.

Sản phẩm quế Văn Yên chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, châu Âu. Hiện các doanh nghiệp như Công ty Hương gia vị Sơn Hà, Olam Việt Nam, Vicimex… đã cùng người dân hình thành và mở rộng vùng trồng quế hữu cơ.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Văn Yên, diện tích quế hữu cơ của toàn huyện đạt chứng nhận châu Âu, Mỹ đến hết năm 2022 là 5.700ha, trong năm 2023 đã cấp chứng nhận hữu cơ cho gần 1.600ha. Hiện nay, huyện đã thực hiện được 4 chuỗi quế, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ diện tích quế hữu cơ đến hết năm 2023 đạt trên 15.000ha.

YBĐT (Theo Vietnam+)

Các tin khác
Lãnh đạo Agribank Chi nhánh Yên Bái trao biểu trưng tủ sách thiết bị học tập cho Trường Phổ thông Dân tộc bán trú xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên.

Là tỉnh miền núi lại nằm sâu trong nội địa, nhưng những năm gần đây, Yên Bái đã vận dụng và khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của mình đưa tỉnh phát triển theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

Cán bộ chiến sỹ Công an huyện giúp nhân dân cuốc hố chuẩn bị trồng cây dẻ Trùng Khánh. (Nguồn: yenbai.gov.vn)

Xã Khao Mang có tổng diện tích tự nhiên 6.636 ha, 1.081 hộ với 5.715 khẩu chủ yếu là người Mông. Xác định đời sống người dân vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, do vậy, Đảng bộ xã tập trung lãnh đạo coi việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế ở địa phương.

Bộ Giao thông Vận tải thành lập 4 đoàn kiểm tra công tác quản lý Nhà nước của Sở Giao thông Vận tải đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.

Bộ Giao thông Vận tải thành lập 4 đoàn kiểm tra công tác quản lý Nhà nước của Sở Giao thông Vận tải đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ôtô nhằm nâng cao an toàn giao thông. Đoàn kiểm tra số 3, số 4 do Cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra tại các Sở Giao thông Vận tải, trong đó có Yên Bái.

Trấn Yên huy động nhân dân tham gia kiên cố hóa đường giao thông nông thôn góp phần hoàn thành tiêu chí xây dựng huyện NTM nâng cao.

Thực hiện Đề án xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao gắn với đô thị hóa giai đoạn 2021 - 2025, năm 2023, huyện phấn đấu đạt 4/9 tiêu chí huyện NTM nâng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục