Minh An trên đường đổi mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/5/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Là xã vùng cao, vùng sâu nằm ở phía Đông Nam huyện Văn Chấn, địa hình của xã Minh An chủ yếu là đồi núi. Đặc biệt, nền kinh tế tự túc tự cấp những năm qua đã làm cho cuộc sống vốn khó khăn của hơn 65% hộ đồng bào dân tộc Dao nơi đây lại càng thêm khó khăn hơn.

Rừng quế của đồng bào Dao xã Minh An (Văn Chấn).(Ảnh: Minh Thúy)
Rừng quế của đồng bào Dao xã Minh An (Văn Chấn).(Ảnh: Minh Thúy)

Trước tình hình đó, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Văn Chấn, sự phát huy nội lực  của hơn 3000 đồng bào các dân tộc: Kinh, Dao, Tày, Mường ở 8 thôn, bản trong xã; sự đổi mới cả trong nếp nghĩ, cách làm của chính quyền, xã Minh An đã tiến được những bước quan trọng trong công cuộc đổi mới.

 

Trước hết, phải nói đến sự sâu sát cơ sở trong các phong trào phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng bộ mặt nông thôn mới vùng cao của lãnh đạo huyện. Những cán bộ cấp ủy phụ trách xã, phụ trách vùng đã trực tiếp chỉ đạo và "ba cùng" với dân để triển khai trong dân những nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước. Để hướng dẫn nhân dân cách làm ăn mới như trồng lúa đúng kỹ thuật bằng giống mới, chăn nuôi lợn hướng nạc, nuôi trâu bò theo hướng bán công nghiệp, làm đất trồng cỏ voi...

 

Cứ như vậy, bà con các dân tộc ở Minh An đã từng bước cùng người Kinh xóa nghèo, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình. Các phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi, đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất thâm canh tăng vụ, phong trào làm đường giao thông liên thôn, kiên cố hóa trường lớp học và xây dựng làng, bản văn hóa được đồng bào các thôn tích cực hưởng ứng. Đến nay toàn xã đã chuyển được gần 43 ha ruộng 1 vụ sang làm 2 vụ, tăng diện tích cây chè lên trên 113 ha, trong đó có 52 ha được trồng mới, sản lượng mỗi năm đạt trên 1000 tấn. Riêng đàn trâu, bò của xã cũng tăng lên trên 300 con, cùng với đàn lợn 1.600 con đã cho đồng bào các dân tộc trong xã một cuộc sống ổn định, có thu nhập để phát triển kinh tế.

 

Qua đó người dân 8/8 thôn, bản trong xã đã đóng góp được 243 triệu đồng vào xây dựng các công trình công cộng như công trình 10km đường giao thông, công trình kiên cố hóa 16 phòng học, công trình kênh mương nội đồng và đập thủy lợi...

 

Xác định rõ nhiệm vụ của công cuộc CNH-HĐH đất nước phải bắt đầu bằng nhiệm vụ xây dựng mô hình nông thôn mới, lãnh đạo xã Minh An đã thực hiện đổi mới hình thức, nội dung hoạt động cả về chất và lượng. Đó là việc vận động cán bộ đảng viên trong xã tích cực học tập nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn. Thực hiện tốt phương châm "ba cùng" với dân, bám cơ sở để triển khai đưa nghị quyết chính sách của Đảng, Nhà nước tới nhân dân. Nắm bắt, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để tham mưu với cấp ủy, chính quyền có những quyết sách đúng đắn, phù hợp lòng dân.

 

Kết quả không những đã thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở mà Minh An còn giữ yên lòng dân bởi những công trình xây dựng cơ bản bằng các nguồn vốn của trung ương, của các chương trình dự án giảm nghèo đều đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Đặc biệt là các phong trào phát triển kinh tế ở Minh An được cán bộ đảng viên trong xã gương mẫu làm trước như: Làm lúa giống mới, gieo mạ khay, mạ ném, trồng cỏ voi chăn nuôi gia súc theo hướng bán công nghiệp...

 

Dựa trên những kết quả của việc áp dụng trong các hộ là đảng viên rồi mới triển khai nhân rộng trong dân. Từ đó lòng dân càng thêm tin Đảng và tích cực làm theo. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc xã vùng cao Minh An ngày thêm khởi sắc. Theo đó tỷ lệ trẻ em đến trường cũng ngày một nhiều hơn, đến nay đã có 3/8 thôn đăng ký xây dựng làng văn hóa, 5 thôn đạt chuẩn nếp sống văn hóa, gần 500 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Toàn xã đã có trên 80% số hộ dân được dùng điện lưới quốc gia, trên 60% hộ có ti vi, xe máy.

 

Từ một xã nghèo, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, đến nay Minh An đã thực sự chuyển mình và đang có những bước đi vững chắc trên con đường xây dựng nông thôn mới bằng chính sự bứt phá nội lực. Sự đổi mới trong nếp nghĩ, cách làm ấy, sự bứt phá ấy chắc chắn sẽ giúp Minh An từng bước đi lên.

 

   Thanh Hương

Các tin khác

YBĐT - Trong vài năm gần đây bộ mặt kinh tế-xã hội phường Yên Thịnh thành phố Yên Bái có bước phát triển đáng khích lệ. Số hộ đói đã không còn, số hộ nghèo chỉ còn gần 10%. Các dịch vụ thương mại phát triển không ngừng, kinh tế hộ nông nghiệp nông thôn phát triển theo hướng hàng hoá vững chắc.

YBĐT - Ấn tượng đầu tiên về Công ty TNHH Thanh Bình (phường Hồng Hà - thành phố Yên Bái) là bài phát biểu của Giám đốc trẻ Bùi Văn Dân trong buổi gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2006 do UBND tỉnh Yên Bái tổ chức. Lời khẳng định năm 2007, Công ty sẽ nộp ngân sách trên 3,5 tỷ đồng và đảm bảo việc làm ổn định cho trên 200 công nhân cứ làm tôi nhớ mãi.

Rừng bạch đàn ở Mù Cang Chải.

YBĐT - Thực hiện chỉ tiêu giao của tỉnh, năm nay, huyện Mù Cang Chải phấn đấu trồng mới 1.200 ha rừng, trong đó có 900 ha rừng phòng hộ và 300 ha rừng kinh tế.

YBĐT - Từ tháng 3/2005 đến tháng 12/2006, Viện nghiên cứu rau quả đã tiến hành nghiên cứu gieo trồng thử nghiệm một số giống hoa mới tại thành phố Yên Bái nhằm tìm ra những giống hoa có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện sinh thái địa phương để phục vụ xây dựng trung tâm sản xuất hoa công nghệ cao và cung ứng cho sản xuất trong vùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục