Mù Cang Chải đào tạo nghề để giảm nghèo bền vững

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/4/2024 | 2:15:00 PM

YênBái - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có vai trò quan trọng trong trong chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ở Mù Cang Chải. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng để huyện vùng cao này thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, quyết tâm đến năm 2025 không còn là huyện nghèo.

Các hội viên phụ nữ xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải tham gia lớp học nghề làm nấm rơm, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Các hội viên phụ nữ xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải tham gia lớp học nghề làm nấm rơm, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Ông Đỗ Công Chúng - Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện cho biết: Từ đầu năm đến nay, huyện Mù Cang Chải đã tập trung triển khai đồng bộ kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Trong quý I năm 2024, số lao động trên địa bàn huyện được giải quyết việc làm 215 lao động. Trong đó, giải quyết việc làm thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo 29 người, đạt 16,5% kế hoạch, đạt 82,1% so với cùng kỳ. Số lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp 87 người, trong đó có 5 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đạt 21,8% so với kế hoạch, đạt 88,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46,8%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 23,2%. 

Được biết, năm 2024, huyện Mù Cang Chải phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn huyện hết năm 2024 đạt 54,2%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 25%; giải quyết việc làm cho trên 1.300 lao động. Huyện cũng quyết tâm tuyển mới đào tạo nghề trên 1.010 người. Trong đó, trình độ cao đẳng 80 người, trung cấp 200 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 730 người. Giải quyết việc làm cho trên 1.300 lao động, trong đó từ phát triển kinh tế xã hội 821 lao động, từ vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm trên 60 lao động, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên 130 lao động, cung ứng lao động đi tỉnh ngoài cho trên 289 lao động. 

Để thực hiện mục tiêu này, huyện Mù Cang Chải tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; tư vấn việc làm, học nghề, thông tin thị trường lao động bằng nhiều hình thức phù hợp nhằm nâng cao trách nhiệm phối hợp của các cấp, ngành, địa phương trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; nâng cao nhận thức của người lao động. 

Đẩy mạnh tuyển sinh đào tạo nghề, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động. Tăng cường công tác tuyển sinh, đào tạo nghề trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; chú trọng tuyển sinh nhóm lao động trong độ tuổi từ 15-35 tuổi đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; đào tạo các nghề phi nông nghiệp, nhất là các nhóm nghề công nghiệp, cơ khí, kỹ thuật, du lịch, dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. 

Chỉ đạo các phòng chuyên môn rà soát, xác định nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp để tư vấn nghề nghiệp, định hướng đào tạo và cung ứng nhân lực theo nhu cầu, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp. Tổ chức cập nhật thông tin thị trường lao động, cung cấp theo định kỳ báo cáo, bản tin thị trường lao động gửi các xã, thị trấn, doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu cung ứng và tuyển dụng lao động, nhu cầu tìm kiếm việc làm. 

Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số để tăng khả năng kết nối cung - cầu lao động; tăng cường giao dịch việc làm trực tuyến, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại cho người lao động, chú trọng lao động khu vực nông thôn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. 

Huyện cũng tích cực tổ chức các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, tư vấn xuất khẩu lao động tại các xã, thị trấn, cho các nhóm đối tượng nhằm đẩy mạnh hoạt động giới thiệu việc làm, tăng số lao động tham gia xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo nghề. 

Tổ chức cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện, cung ứng lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động, chú trọng xuất khẩu lao động có trình độ chuyên màn, hướng tới các thị trường có thu nhập cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...

 "Chú trọng tạo việc làm đối với lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng việc làm và thu nhập cho người lao động. Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó chú trọng giải quyết việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động; hỗ trợ người lao động tìm việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp góp phần nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện” ông Chúng cho biết thêm..

Mạnh Cường

Tags Yên Bái Mù Cang Chải học nghề giảm nghèo bền vững lao động nông thôn chuyển đổi số

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục