Đẩy mạnh triển khai các nghị định thi hành Luật Đất đai 2024

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/9/2024 | 2:26:16 PM

Sáng 5-9, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì hội nghị phổ biến các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại hội nghị phổ biến các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại hội nghị phổ biến các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo các sở tài nguyên và môi trường của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy yêu cầu các địa phương sớm đưa những nội dung mới của Luật Đất đai, đặc biệt là những quy định mang tính đột phá vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất.

Luật Đất đai năm 2024 là nền tảng quan trọng để quản lý đất đai hiệu quả, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Luật Đất đai 2024 quy định chi tiết 96 nội dung, trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu Chính phủ 86 nội dung, tập trung vào các lĩnh vực: Điều tra cơ bản đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất...

Để bảo đảm các quy định của Luật Đất đai được thực hiện đồng bộ và nhất quán, Bộ Tài nguyên và Môi trường tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và trình Chính phủ ban hành 4 nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành luật.

Cụ thể: Nghị định số 71/2024/NĐ-CP quy định về giá đất; Nghị định số 88/2024/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 101/2024/NĐ-CP quy định về điều tra cơ bản đất đai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Nghị định số 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Bộ cũng đã ban hành 4 thông tư hướng dẫn nhằm đảm bảo thực thi luật trên toàn quốc.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của toàn ngành Tài nguyên và Môi trường trong xây dựng các văn bản pháp luật mới. Việc sớm triển khai Luật Đất đai giúp giải phóng nguồn lực đất đai, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững trong thời kỳ mới.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đặc biệt lưu ý tầm quan trọng của việc phổ biến, hướng dẫn và triển khai thi hành Luật Đất đai tại địa phương. Ông yêu cầu lãnh đạo sở tài nguyên và môi trường của 63 tỉnh, thành phố chủ động nắm bắt nội dung mới của luật để giải thích rõ ràng, cụ thể cho người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh chỉ đạo của Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Đất đai Đoàn Thị Thanh Mỹ giới thiệu chi tiết Nghị định số 102/2024/NĐ-CP. Các nội dung chính của Nghị định bao gồm: Quy định về phân loại đất, thu hồi đất, hỗ trợ đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Nghị định cũng hướng dẫn cụ thể về việc thu hồi đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích công cộng, xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.

Phó Cục trưởng Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai Phạm Ngô Hiếu trình bày Nghị định số 101/2024/NĐ-CP, tập trung vào điều tra cơ bản đất đai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng hệ thống thông tin đất đai hiện đại, minh bạch.

Hội nghị cũng đã gửi phiếu khảo sát đến các đại biểu để thu thập ý kiến về tình hình xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật tại địa phương. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ, tiếp tục chỉ đạo các địa phương triển khai luật hiệu quả và thống nhất.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Công nhân Công ty TNHH Một thành viên Vạn Khoa Lục trong dây chuyền sản xuất.

3 năm qua, Lục Yên đã thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp theo Nghị quyết số 28-NQ/HU Huyện ủy đề ra

Giá xăng trong nước vào ngày mai có thể được điều chỉnh giảm.

Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (5/9) có khả năng giảm lần thứ 3 liên tiếp, từ 150-180 đồng mỗi lít nếu không tác động đến Quỹ bình ổn. Giá xăng RON 95 sẽ xuống dưới 21.000 đồng/lít.

Thanh niên Sùng A Giàng ở xã Nậm Khắt bước đầu thành công với mô hình trồng hoa hồng.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Mù Cang Chải cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo. Không chỉ là lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế hộ, tuổi trẻ nơi đây còn thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện giúp đỡ người nghèo nâng cao thu nhập, tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản.

Chợ Tân Hương, xã Tân Hương, huyện Yên Bình là nơi giao thương mua bán của người dân trong xã và các xã lân cận.

Các địa phương trong tỉnh đã linh hoạt lồng ghép nhiều nguồn vốn để đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo chợ truyền thống. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại ở khu vực nông thôn với mô hình các siêu thị mini, cửa hàng tiện ích, cửa hàng tự chọn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục