UBND tỉnh Yên Bái làm việc với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Luông Pha Băng và một số tỉnh Bắc Lào về phát triển cây trồng

  • Cập nhật: Chủ nhật, 8/9/2024 | 12:40:28 PM

YênBái - Sáng nay – 8/9, UBND tỉnh Yên Bái đã có buổi làm việc với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Luông Pha Băng và lãnh đạo một số tỉnh Bắc Lào nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông lâm nghiệp. Đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan dự buổi làm việc.

Về phía đoàn công tác Lào có các đồng chí: Kiều Thị Hằng Phúc - Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông Pha Băng; Su Căn Bun-nhông – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Luông Pha Băng cùng đại diện lãnh đạo các tỉnh Bắc Lào gồm: Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Bò Kẹo.

Tại buổi làm việc, đồng chí Ngô Hạnh Phúc đã khái quát một số nét nổi bật về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái; tình hình hợp tác giữa tỉnh Yên Bái và các tỉnh Viêng Chăn, Xay Nha Bu Ly của Lào.

Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở trung tâm giữa Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, hội đủ các yếu tố về giao thông, nằm ở điểm giữa của đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và có vị trí quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng. Năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, nhiều chỉ tiêu kinh tế có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 5,36%, đứng thứ 10/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, trong đó khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng ước đạt 5,10%, đứng thứ 02/14 tỉnh trong khu vực. 


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc phát biểu tại buổi làm việc.

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 1.701,6 tỷ đồng, bằng 32,1% dự toán, bằng 72,3% kịch bản tăng trưởng 6 tháng. Văn hóa - xã hội được quan tâm chăm lo; an sinh xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân được quan tâm. Quốc phòng, an ninh, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, không để xảy ra những vụ việc phức tạp trên địa bàn.

Về phát triển nông, lâm nghiệp, Yên Bái có tổng diện tích đất tự nhiên 689.267 ha; trong đó diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp là 487.681 ha; diện tích đất có rừng (gồm cả diện tích rừng trồng chưa thành rừng) năm 2023 là 462.536,3 ha ( rừng tự nhiên 217.358,0 ha; rừng trồng 245.178,3 ha). 

Sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đã có sự gắn kết chặt chẽ với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua các chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa lâm nghiệp (chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát độ, măng mai; chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ quế, gỗ keo, bạch đàn, bồ đề...), tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp ngày một tăng cao, chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp. Năm 2023, giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt khoảng 2.400 tỷ đồng.

Về trồng, sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cây quế, cây tre măng Bát độ, tính đến thời điểm hiện tại, diện tích quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã phát triển với quy mô trên 82,7 nghìn ha, tập trung chủ yếu tại huyện Văn Yên, Trấn Yên; diện tích tre măng Bát độ là 5.881,5 ha, tập trung chủ yếu tại huyện Trấn Yên. Đây đều là các cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có sự gắn kết chặt chẽ với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua các chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa, mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 

Phát biểu tại buổi làm việc, đoàn công tác của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông Pha Băng và lãnh đạo một số tỉnh Bắc Lào đã trân trọng cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái dành cho đoàn trong chuyến công tác lần này. Các đại biểu cũng cho biết, các địa phương Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Bò Kẹo có điều kiện tự nhiên tương đồng với tỉnh Yên Bái nên có thể áp dụng kỹ thuật phát triển những cây trồng như quế, keo, tre măng Bát độ tại các tỉnh này. 

Thông qua buổi làm việc, đoàn công tác mong muốn được tỉnh Yên Bái chia sẻ kinh nghiệm thực tế về các loại cây trồng này để nắm bắt được thông tin và triển khai thực hiện. Trong thời gian tới, đoàn công tác mong muốn tỉnh Yên Bái tiếp tục tạo điều kiện để đoàn đi tìm hiểu trực tiếp tại các địa phương, tìm hiểu thực tế về tình hình phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là ba loại cây trồng: quế, keo, tre măng Bát độ. 

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận, chia sẻ thực tiễn về quy trình canh tác, tình hình chế biến, tiêu thụ, định hướng phát triển, cách tuyên truyền, vận động người dân và lợi ích cụ thể của ba loại cây trồng trên.


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc tặng cuốn sách ảnh "Yên Bái -  Đất và người" cho lãnh đạo tỉnh Luông Pha Băng


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc tặng bức tranh Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải cho Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông Pha Băng.


Lãnh đạo tỉnh Yên Bái chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn công tác.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc khẳng định, tỉnh Yên Bái và các tỉnh Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Bò Kẹo có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội,  là điều kiện thuận lợi để Yên Bái và các địa phương sẽ cùng tiếp tục trao đổi, hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt là việc phát triển nông lâm nghiệp, cụ thể là ba loại cây: quế, keo, tre măng Bát độ. Tỉnh Yên Bái sẵn sàng hỗ trợ, gửi toàn bộ tài liệu, hồ sơ liên quan về các loại cây trồng này cho đoàn công tác. 

Đồng chí cũng đề nghị sau buổi làm việc này, các địa phương cần thống nhất quan điểm hợp tác, tiếp tục nghiên cứu, bàn bạc, thống nhất phương án thực hiện phù hợp với từng địa bàn để tiếp tục trao đổi hợp tác theo quy mô phù hợp trong thời gian tới. Đồng chí giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đầu mối trao đổi với đoàn, đồng thời đề nghị các địa phương cử đầu mối liên hệ, xác định nội dung cụ thể trong quá trình triển khai hợp tác theo từng lĩnh vực.

Thu Trang - Đức Toàn 


Tags UBND tỉnh làm việc Tổng lãnh sự quán Việt Nam Luông-pha-bang lãnh đạo tỉnh Bắc Lào

Các tin khác
Mưa bão đã gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống điện.

Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 7/9 đã có Công điện hỏa tốc số 6814/CĐ-BCT gửi EVN, NSMO, Sở Công Thương các tỉnh, thành... về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) để sớm cung cấp điện trở lại.

Tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, rất nhiều cây xanh gãy đổ, biển quảng cáo bay tứ tung.

Tổng công ty Điện lực miền Bắc thông tin về ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại Quảng Ninh, Hải Phòng và Thái Bình (tính đến 12h ngày 7/9/2024).

Trong đêm 6/9, nông dân tỉnh Yên Bái đã khẩn trương gặt lúa trước khi siêu bão YAGI đổ bộ.

Quốc lộ 8A được hoàn thành tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương giữa các tỉnh của Việt Nam, Lào và khu vực đông bắc Thái Lan.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Văn bản số 673/TTg-CN yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025, hưởng ứng phong trào thi đua mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục