Bộ Công an thí điểm trang thông tin đấu giá tài sản vi phạm hành chính

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/1/2025 | 8:40:39 AM

Theo Cục C06, việc ứng dụng định danh điện tử vào quản lý đấu giá tang vật xử lý vi phạm hành chính có thể giúp nâng cao hiệu quả, minh bạch và tiết kiệm chi phí trong việc thực hiện đấu giá tài sản.

Quy trình đấu giá (Ảnh: Cục C06).
Quy trình đấu giá (Ảnh: Cục C06).

Chiều 17/1, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an tổ chức lễ công bố triển khai thí điểm trang thông tin đấu giá tài sản vi phạm hành chính (VPHC) trong Công an nhân dân (CAND) và sử dụng tài khoản định danh điện tử tham gia đấu giá.

Theo Trung tâm Dữ liệu dân cư Cục C06, hiện nay, tài sản thu giữ được qua công tác xử lý vi phạm hành chính trong lực lượng CAND rất lớn nhưng chưa được quản lý một cách khoa học và xử lý triệt để.

Nhà chức trách dẫn chứng, riêng Công an TP Hà Nội năm 2023-2024 đã tạm giữ hơn 42.700 phương tiện, trong đó có hơn 4.700 ô tô, 37.500 xe máy...

"Nhiều tài sản sau khi thu giữ chưa được xử lý dẫn tới còn tồn đọng nhiều tại các đơn vị, gây thất thoát lãng phí cho ngân sách nhà nước cũng như cho toàn xã hội", đại diện Trung tâm Dữ liệu dân cư cho hay.

Do đó, Cục C06 đã tham mưu đề xuất lãnh đạo Bộ tổ chức nghiên cứu, phối hợp triển khai hệ thống đấu giá tang vật xử lý vi phạm hành chính trong CAND.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương, Cục trưởng Cục C06, cho biết sau thời gian xây dựng trang thông tin đấu giá, Cục đã đưa vào tổ chức tập huấn cho hơn 300 cán bộ chiến sĩ thực hiện công tác đấu giá tài sản. Đến nay, hệ thống đã đảm bảo các điều kiện triển khai thí điểm tại Hà Nội, Hà Nam, Quảng Ninh.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương, việc ứng dụng định danh điện tử (VNeID) vào quản lý đấu giá tang vật xử lý vi phạm hành chính có thể giúp nâng cao hiệu quả, minh bạch và tiết kiệm chi phí trong việc thực hiện đấu giá tài sản.

"Ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình đấu giá này không chỉ giúp tối ưu hóa các bước trong quy trình, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cả cơ quan nhà nước, tổ chức đấu giá và người tham gia đấu giá", lãnh đạo Cục C06 chia sẻ.

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Chế biến thủy sản xuất khẩu ở Công ty CP Thủy sản Cafatex (Hậu Giang).

Xuất khẩu hàng hóa không chính ngạch tuy thủ tục đơn giản, nhanh gọn, chi phí thấp, nhưng lại tiềm ẩn rủi ro như dễ vi phạm luật pháp nước nhập khẩu hoặc tỷ lệ tranh chấp cao. Trong khi đó, xuất khẩu chính ngạch phức tạp và chi phí lớn, nhưng đem lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp, vừa được Nhà nước hỗ trợ, vừa dễ tiếp cận thị trường. Với thị trường lớn, khó tính như EU, xuất khẩu chính ngạch là hướng đi bền vững cho doanh nghiệp.

Quang cảnh Hội nghị

Ngày 17/1, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo Kinh tế tập thể tỉnh lần thứ 37 và Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh HTX tỉnh lần thứ 10 (khóa VI) nhằm đánh giá kết quả hoạt động năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Ban Chỉ đạo Kinh tế tập thể tỉnh và Ủy ban Kiểm tra Liên minh HTX tỉnh.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua địa phận thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Dự án Sửa chữa định kỳ hư hỏng mặt đường và hệ thống an toàn giao thông thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai có tổng mức đầu tư hơn 241 tỉ đồng.

Lãnh đạo xã Minh Quán, huyện Trấn Yên nắm bắt tình hình chăn nuôi tại Hợp tác xã Chăn nuôi và Dịch vụ nông nghiệp MQ.

Chưa đầy nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm, nhất là mặt hàng thịt gia súc, gia cầm tăng cao. Nắm bắt được điều này, các hộ chăn nuôi, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tập trung chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi, chuẩn bị cung cấp nguồn cung thực phẩm lớn cho thị trường cuối năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục