Kỳ vọng từ tre măng Bát độ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/2/2025 | 2:01:22 PM

YênBái - Những năm gần đây, diện tích cây tre măng Bát độ liên tục được mở rộng, hình thành chuỗi liên kết hợp tác sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Với năng suất, sản lượng ngày càng được nâng cao, cây tre măng Bát độ không chỉ tạo thu nhập ổn định cho người nông dân mà còn từng bước góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu của loại cây trồng đa lợi ích này.

Sản xuất, chế biến măng tại Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên.
Sản xuất, chế biến măng tại Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên.


Sau những ngày nghỉ tết Nguyên đán, đúng ngày mùng 6 Tết Ất Tỵ năm 2025, hàng trăm công nhân lao động của Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên lại bắt tay ngay vào công việc. 

Ông Nguyễn Kiên Định - Giám đốc Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam cho biết: "Trung bình mỗi năm, Công ty thu mua khoảng 3.000 tấn măng tươi, sau đó chế biến xuất khẩu các sản phẩm măng muối và măng khô xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với doanh thu hơn 23 tỷ đồng/năm. Trong năm 2024, Công ty đã xây dựng thêm nhà xưởng, trang bị hệ thống máy móc hiện đại, nâng công suất thu mua chế biến lên gấp đôi, dự kiến trong năm 2025 sẽ thu mua khoảng 5.000 tấn để tăng sản lượng xuất khẩu”. 

Còn tại Công ty cổ phần Yên Thành, huyện Yên Bình - một trong những doanh nghiệp tham gia trồng, chế biến măng tre Bát độ, không khí lao động, sản xuất cũng tấp nập ngay từ đầu năm. Theo ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty cổ phần Yên Thành, hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm măng trên thế giới rất rộng mở, ngoài các thị trường truyền thống ở châu Á thì các thị trường Mỹ và châu Âu rất tiềm năng. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến trong nước chưa tiếp cận được các thị trường này. Riêng trong năm 2024, Công ty đã thu mua gần 5.000 tấn măng tươi thương phẩm, tăng 30% so với năm trước; đồng thời xuất khẩu hơn 200 tấn măng khô sang thị trường Nhật Bản và hơn 1.000 tấn măng muối cho đối tác Đài Loan. 

Hiện nay, tỉnh Yên Bái có vùng tre Bát độ hàng hóa gần 6.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên. Sau hơn 2 thập kỷ bén rễ, cây tre măng Bát độ đã trở thành sinh kế chính, góp phần xóa đói giảm nghèo cho hàng vạn hộ dân, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn. Sản phẩm chính từ tre Bát độ là măng, mỗi năm sản lượng thu hoạch toàn tỉnh ước đạt gần 40.000 tấn, giá trị thu nhập đạt trên 200 tỷ đồng. 

Theo ông Nguyễn Thái Bình - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thời gian đầu, sản phẩm măng chủ yếu được một số thương lái, hợp tác xã thu mua, sơ chế và tiêu thụ tại các thị trường trong nước. Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp lớn đã đến đầu tư xây dựng nhà máy với dây chuyền sản xuất tiên tiến, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con, sản phẩm sau chế biến được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Đài Loan… 

Việc xuất khẩu các sản phẩm từ măng Bát độ có tầm quan trọng đặc biệt bởi giúp mang lại ngoại tệ cho doanh nghiệp, từ đó xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững, tăng giá thu mua để người nông dân có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, qua tìm hiểu tại một số doanh nghiệp, hàng năm xuất khẩu các sản phẩm măng có mức tăng trưởng, nhưng sản lượng tăng không đáng kể. 

Chính vì vậy, để xuất khẩu bền vững sản phẩm từ măng Bát độ, tạo ra đột phá cho mặt hàng này không phải là câu chuyện của riêng doanh nghiệp mà cần có sự đồng hành, vào cuộc của chính quyền địa phương, các nhà khoa trong tuyên truyền, vận động bà con nông dân tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu; đồng thời khuyến khích, hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, canh tác theo hướng hữu cơ để có nguyên liệu sạch, chất lượng ngon đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Hùng Cường

Tags Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam sản phẩm tre măng Bát độ Trấn Yên Công ty cổ phần Yên Thành

Các tin khác
Hội viên nông dân thị trấn Yên Bình tham gia vệ sinh môi trường.

Những năm qua, Hội Nông dân (HND) thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình đã đẩy mạnh Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Thông qua các hoạt động hỗ trợ vay vốn, giống, phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT), hội viên đã tập trung phát triển kinh tế vươn lên làm giàu.

Cán bộ và nhân dân huyện Trấn Yên hưởng ứng Tết trồng cây năm 2025.

Bước vào năm 2025, huyện Trấn Yên đề ra 33 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội với cơ cấu kinh tế gồm: nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 22,9%; công nghiệp - xây dựng 43,1%; dịch vụ 34%.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh ngày vía Thần tài

Sáng nay (7/2), giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh xuống mốc 89 triệu đồng/lượng đúng ngày vía Thần tài. Nhiều cửa hàng mở cửa giao dịch từ 5h để đón khách mua vàng.

Bộ phận phục vụ hành chính công xã Minh Xuân.

Sau 13 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng uỷ, chính quyền và nhân dân xã Minh Xuân, huyện Lục Yên đã đạt được những thành tựu quan trọng. Xã đã được UBND tỉnh Yên Bái công nhận đạt chuẩn xã NTM năm 2020. Đến nay, Minh Xuân đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được công nhận xã NTM nâng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục