Từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu phải nhập khẩu than

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/6/2008 | 12:00:00 AM

Sau khi cân đối năng lực sản xuất và khả năng đáp ứng than cho nhu cầu sử dụng trong nước, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết từ năm 2012-2017, nước ta sẽ thiếu bình quân 10,8-11 triệu tấn than/năm.

Như vậy từ năm 2012, nước ta sẽ phải nhập khẩu than và số lượng phải nhập khẩu đến năm 2015 là 34 triệu tấn, năm 2020: 114 triệu tấn và năm 2025: 228 triệu tấn.


Trên cơ sở cân đối tiêu thụ than cho các hộ sản xuất xi măng, giấy, đạm, luyện kim, hoá chất và xuất khẩu, TKV dự kiến nhu cầu than cho sản xuất điện đến 2012 là 32,5 triệu tấn, thiếu 7,9 triệu tấn và đến năm 2015 tăng lên gần 44 triệu tấn, thiếu 11,4 triệu tấn và sau đó giảm dần cho sản lượng các mỏ mới thay thế tăng.


Do khả năng cung cấp bằng nguồn than trong nước đang mất cân đối, TKV đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chưa có khả năng cung cấp bằng nguồn than trong nước đối với các dự án nhiệt điện chạy than tại Vũng Áng 3, Hải Phòng 3 và ở các địa phương: Nam Định, Hải Dương, Phú Thọ, Nghệ An, ...


Đối với các dự án điện do TKV làm chủ đầu tư như Na Dương 2 sẽ được cung cấp bằng than Na Dương với xu hướng mở rộng mỏ Na Dương vì đặc thù loại than này không dùng cho công nghiệp khác; với dự án Cẩm Phả 3, TKV sẽ sử dụng than xấu (xít thải, than bùn+than nguyên khai). Riêng Nhà máy nhiệt điện Thái Nguyên, TKV sẽ có văn bản báo cáo Bộ Công thương để nghiên cứu, xem xét kỹ trong một quy hoạch tổng thể về cấp than cho ngành điện.


Theo TKV, trên cơ sở cân đối cung cầu than trong những năm tới, biện pháp khắc phục của TKV chính là đẩy mạnh đầu tư ngay từ bây giờ để có thể mở thêm mỏ mới và áp dụng công nghệ mới tăng tận thu than xấu, than từ bã xít nghiền.... Theo kế hoạch năm 2008, nhu cầu tiêu thụ là 43 triệu tấn than, TKV phấn đấu mở các mỏ hầm lò mới thay thế các mỏ lộ thiên giảm dần sản lượng thì khả năng sẽ tăng mỗi năm trên dưới 2 triệu tấn, cao hơn so với sản lượng trong Quy hoạch phát triển ngành than giai đoạn 2008-2012 là mỗi năm tăng khoảng 1,5 triệu tấn. Do vậy, sản lượng than dự kiến có thể sản xuất đến năm 2012 sẽ đạt khoảng gần 48 triệu tấn.

 

Đồng thời TKV kiến nghị Chính phủ xem xét đưa than vào danh mục mặt hàng độc quyền nhà nước và có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nhanh sản xuất than trong nước ở vùng than Đông Bắc (Quảng Ninh-Bắc Giang), vùng than đồng bằng sông Hồng (trước hết là ở Hưng Yên) và điều tra, nghiên cứu than thềm lục địa từ Sông Hồng đến Côn Sơn...

 

(Theo VOV)

Các tin khác
Năng suất bình quân lúa vụ xuân của Văn Yên đạt 50,7 tạ/ha Ảnh: Tuấn Anh.

YBĐT - Khó khăn chồng chất khó khăn, cứ tưởng một mùa lúa thất bát, nhưng đến nay đã gần nửa diện tích lúa của Văn Yên(Yên Bái) được thu hoạch và đạt năng suất bình quân 50,7 tạ/ha (bằng vụ đông xuân 2006-2007) - vụ được mùa nhất từ trước đến nay.

Tại Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu và TP Cần Thơ, nông dân đua nhau trồng nấm rơm xuất khẩu do lợi nhuận cao. Trồng 1 tấn nấm rơm tươi, thu lãi ròng từ 5-6 triệu đồng.

Giá vàng miếng trong nước sáng 24/6 giảm 15.000 - 20.000 đồng mỗi chỉ, sau khi thị trường thế giới chao đảo vì các quỹ đầu cơ ồ ạt bán ra. Trong khi đó, tỷ giá VND/USD đang có xu hướng tăng trở lại do bên có ngoại tệ tiếp tục găm hàng. Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ có biện pháp mạnh để can thiệp.

Huyện Văn Yên đã khảo sát được 90 cây quế đủ tiêu chuẩn giữ lại làm giống ở 3 xã Đại Sơn, Viễn Sơn, Xuân Tầm. Ảnh: KL.

YBĐT - Huyện Văn Yên(Yên Bái) đã khảo sát được 90 cây quế đủ tiêu chuẩn giữ lại làm giống ở 3 xã Đại Sơn, Viễn Sơn, Xuân Tầm. Huyện còn chủ trương đưa 12,5 ha quế cây có đường kính 30cm trở lên và có chiều cao 15m trở lên tại 4 xã Đại Sơn, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, để bảo tồn nguồn giống và làm tiền đề phục vụ du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục