Yên Bái: Nhiều giải pháp tăng giá trị sản xuất công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/7/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh, trong 6 tháng đầu năm năm 2008, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp nhìn chung ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 671 tỷ đồng (chưa tính giá trị lưu thông phân phối điện), bằng 37,3% kế hoạch, tăng 18,4% so với cùng kỳ.

Tính theo thành phần kinh tế và cấp quản lý, công nghiệp do Trung ương quản lý đạt 57,6% kế hoạch, tăng 73,6% so với cùng kỳ; công nghiệp do địa phương quản lý đạt 33,3% kế hoạch, tăng7,6% so với cùng kỳ. Trong khối huyện, thị, thành phố, giá trị CN - TTCN bằng 48,6% kế hoạch, tăng 22,4% so với cùng kỳ; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 14%.

 

So với cùng kỳ năm 2007, phân tích theo ngành kinh tế thì các lĩnh vực chủ lực của tỉnh đều có sự tăng trưởng khá. Cụ thể công nghiệp khai thác khoáng sản đã tăng 12,8%, công nghiệp chế biến tăng 24,8%, chỉ có công nghiệp điện, nước là giảm 11,9%. Còn đối với các sản phẩm chủ yếu đều có sự tăng trưởng rõ nét, thậm chí có sản phẩm tăng cao như: Quặng sắt tăng 167,4%, đá vôi hạt tăng 61,8%, đá vôi bột tăng 28,3%, chè chế biến tăng 52,5%, gạch xây tăng 31,7%, xi măng - Clinker tăng 61,4%, sứ điện tăng 55,4%... Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có sản phẩm không tăng mà còn giảm so với cùng kỳ, đó là: giấy in vàng mã đã giảm 27,6%, điện thương phẩm giảm 13,2%...

 

Các lĩnh vực, sản phẩm chủ lực đều tăng so với cùng kỳ, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng qua không đạt kế hoạch đề ra, phải chăng do tỉnh đề ra kế hoạch quá cao? Lý giải vấn đề này, theo ông Cù Đức Đua - Giám đốc Sở Công Thương thì năm 2008, kế hoạch đặt ra cho sự phát triển kinh tế của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực là rất lớn, đặc biệt, muốn đẩy nhanh tốc độ xây dựng và phát triển trong công nghiệp nên kế hoạch tăng giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn năm ngoái, tính trung bình mỗi tháng công nghiệp Yên Bái phải tăng tới 40%. Tuy mục tiêu đặt cao nhưng cũng đã được tính toán kỹ và thực tế giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã có mức tăng cao hơn mức tăng trung bình của cả nước.

 

Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả sản xuất công nghiệp - TTCN trong 6 tháng đầu năm chưa đạt kế hoạch là do Nhà máy xi măng Yên Bình tuy đã đi vào sản xuất nhưng vẫn chưa ổn định, sản lượng đạt thấp so với dự kiến. Một mặt là do trong thời gian phải căn chỉnh thiết bị, mặt khác việc vận chuyển nguyên liệu cho 2 nhà máy xi măng bằng đường thủy trên hồ Thác Bà gặp khó khăn nên thiếu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Về sản phẩm điện, do một số công trình thủy điện nhỏ của tỉnh chưa được như mong muốn dẫn đến sản lượng không đạt và tác động đến tình hình chung của sản xuất công nghiệp...

 

Thêm một nguyên nhân nữa đó là tình hình lạm phát cao trong mấy tháng đầu năm đã gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất. Chi phí đầu vào gia tăng, chênh lệch giá cả vật liệu xây dựng lớn ảnh hưởng đến tiến độ thi công của nhiều dự án sản xuất công nghiệp.

 

Nhiệm vụ từ nay đến cuối năm của ngành Công Thương là rất nặng nề, tuy nhiên ngành vẫn xác định phải phấn đấu hoàn thành kế hoạch ở mức cao nhất, tạo thuận lợi để đến năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt từ 2.800 tỷ - 3.000 tỷ đồng. Ông Cù Đức Đua cho biết: "Ngành Công Thương đề nghị tỉnh tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ sản xuất trong công nghiệp. Cần ưu tiên trong cung ứng nguyên liệu, cung cấp điện, về nguồn tín dụng... cho các doanh nghiệp, các chủ đầu tư thực hiện dự án phát triển sản xuất công nghiệp..."

 

Trong thời gian còn lại của năm 2008, ngành Công Thương sẽ tiếp tục đôn đốc các doanh nghiệp có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn duy trì sản xuất ổn định với tốc độ tăng trưởng cao. Tập trung vào các sản phẩm đang có khả năng cạnh tranh và có thị trường như: giấy đế, bột đá, xi măng... Tổ chức tốt cơ chế thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến nông lâm sản. Triển khai kịp thời, có hiệu quả chương trình khuyến công năm 2008. Ngành sẽ đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án để đảm bảo đưa vào hoạt động đúng thời hạn, tạo thêm năng lực sản xuất mới cho năm 2008. Đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư vào các dự án chế biến gỗ rừng trồng, chế biến sản phẩm từ bột đá CaCo3, bột giấy... là các ngành hàng có lợi thế của Yên Bái.

 

Thành Trung (Phóng sự dự thi)

Các tin khác
Nhiều năm qua, năng suất lúa của Yên Phú luôn đạt từ 60 đến 62 tạ/ ha/vụ.

YBĐT - Những năm qua Hội đã đứng ra tín chấp mua phân bón trả chậm cho 103 hộ với tổng số lượng 450 tấn. Hội Nông dân huyện, còn tạo điều kiện cho 189 hội viên vay vốn qua hệ thống các ngân hàng huyện với số tiền 459 triệu đồng.

Công nhân Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái kiểm tra máy đóng gói tự động.

YBĐT - Các sản phẩm chủ yếu là: Cảm xuyên hương tiêu thụ gần 13 triệu viên, Phụ huyết khang tiêu thụ gần 1,2 triệu hộp, An thảo trên 6,7 triệu viên, gần 3 triệu viên Têkarin và nhiều sản phẩm đông dược khác.

YBĐT - Đề án tuyên truyền chính sách pháp luật thuế trong trường học được triển khai thí điểm tại 45 nhà trường từ bậc học mầm non, tiểu học, THCS, THPT đến khối trường chuyên nghiệp dạy nghề trên địa bàn thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn (Yên Bái).

Ngày 8-7, tại Đà Nẵng, Thứ trưởng thường trực Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức công bố việc chuyển đổi Cụm cảng hàng không miền Trung và thành lập Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục