Hướng mở mới cho cây quế Văn Yên

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/8/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT – Không biết từ lúc nào, người dân Yên Bái đã quen gọi mảnh đất Văn Yên với tên gọi trìu mến: Đất quế Văn Yên. Cây quế từ lâu đã trở thành cây trồng chủ lực, là cây phát triển kinh tế mũi nhọn của người dân nơi đây.

Với trên 15 nghìn ha quế, Văn Yên trở thành địa phương có diện tích trồng quế lớn nhất tỉnh Yên Bái. Nhiều quế là vậy nhưng những năm trước đây, người dân chỉ thu hoạch vỏ quế và một phần gỗ quế, còn cành và lá quế dùng làm củi đun. Người đàn ông này là Giám đốc Công ty TNHH-TM sản xuất-xuất nhập khẩu Đạt Thành – Nguyễn Bá Thể nhận thấy rằng cành và lá quế chính là thứ có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao mà người dân lại bỏ đi, quả thật lãng phí.

Rồi ông Thể cùng lãnh đạo công ty trăn trở nghĩ cách làm thế nào để có thể sử dụng sản phẩm từ cây quế một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người dân vùng quế? Việc làm này trái lại với dự kiến ban đầu, khi ông đến với mảnh đất Văn Yên vào năm 2005 với ý muốn tìm hiểu về vùng nguyên liệu sắn và dự định là sẽ xây dựng một dây chuyền chế biến tinh bột sắn.

Nhưng sau khi tìm hiểu thực tế, ông thấy nơi đây đã có rất nhiều nhà máy chế biến tinh bột sắn. Bên cạnh đó, quế ở đây rất nhiều mà lại chưa có nhà máy chế biến tinh dầu quế để tận thu và sử dụng cây quế có hiệu quả. Và việc quyết định chuyển dây chuyền chế biến tinh dầu quế mà ông đã dự định xây dựng ở Quảng Ngãi về vùng quế Văn Yên được coi là một quyết sách của công ty.

Được sự ủng hộ của chính quyền các cấp, sau gần một năm khẩn trương xây dựng (từ tháng 5/2007) trên diện tích gần 5 ha thuộc Khu công nghiệp Bắc Văn Yên, tháng 3/2008 Nhà máy chính thức đi vào hoạt động với tổng kinh phí đầu tư trên 20 tỷ đồng, trong đó riêng kinh phí thiết bị, máy móc và lắp đặt là 10 tỷ.

Với hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại được nhập từ Trung Quốc cùng sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia Trung Quốc, nhà máy đã dần đi vào hoạt động với công suất ban đầu 200 tấn sản phẩm/năm. Ông Thể cho biết: cái quan trọng là tạo được niềm tin cho nhân dân, đó là cách tốt nhất để tạo vùng nguyên liệu lâu dài. Ngoài ra, nhà máy còn cử người đến các vùng trồng quế để tuyên truyền và thu mua nguyên liệu quế. Giá thu mua quế tại nhà máy là 900 đồng/kg, nếu người dân tự mang ra sẽ được thu mua với giá cao hơn. ở các xã vùng sâu, vùng xa đường khó đi, xe không vào được nhà máy sẽ cho người xuống tận nơi để thu mua nguyên liệu. Ngoài ra, Nhà máy còn có chế độ khuyến khích bằng cách hỗ trợ 40% cước xe vận chuyển cho người dân cung cấp cho Nhà máy từ 50 tấn nguyên liệu/ngày trở lên.

Được biết, trong tháng 8 này, nhà máy sẽ đầu tư làm đường để ô tô có thể đi vào được vùng nguyên liệu ở các xã: Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Lang Thíp...

Nhà máy tinh dầu quế ra đời giúp cho người trồng quế Văn Yên phấn khởi bởi đã tìm được đầu ra ổn định cho cây quế với giá cả hợp lý. Sự ra đời của nhà máy chế biến tinh bột quế đã tạo việc làm cho gần 100 lao động địa phương với mức lương bình quân từ 1.200 - 1.600 ngàn đồng/người/tháng và tạo việc làm gián tiếp cho hàng trăm lao động khác.

Từ khi đi vào hoạt động, nhà máy chế biến tinh dầu quế đã xuất khẩu được trên chục tấn tinh dầu quế với giá bán là 220.000/kg. Với đầu ra ổn định nên người trồng quế yên tâm phát triển rừng quế, góp phần tích cực nâng cao đời sống hộ gia đình. Mặt khác, hoạt động sản xuất của nhà máy cũng ngày càng mang lại hiệu quả cao.

Nằm trong chiến lược mở rộng sản xuất, ông Thể đang khẩn trương xây dựng nhà máy sản xuất chế biến ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng với công suất 15.000 m3/năm, dự kiến đến tháng 10/2009 sẽ đưa vào hoạt động.

Nhà máy chế biến tinh dầu quế ra đời đã tạo được hướng đi mới cho cây quế Văn Yên. Với hiệu quả ban đầu, Nhà máy đã tạo được niềm tin cho người dân vùng đất quế. Hy vọng với sự năng động, sáng tạo của Ban giám đốc công ty cùng sự nhiệt tình của đội ngũ công nhân, nhà máy sẽ có những bước tiến xa hơn nữa, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống kinh tế mới cho những người luôn yêu và gắn bó với đất quế Văn Yên.

Thanh Chi

 

Các tin khác

Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư hướng dẫn sản xuất, kinh doanh rượu. Theo đó, sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công để kinh doanh, bán buôn, bán lẻ đều phải xin giấy phép và giấy phép này có thời hạn 5 năm.

Giá chè thấp nhưng bà con vẫn phải bỏ công thu hái.

YBĐT - Không riêng gì vùng chè Trần Phú, mà khắp các vùng chè Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình người làm chè đều gặp phải khó khăn như vậy. Người làm chè vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khi doanh nghiệp mua chè lại nợ của dân cả tháng trời.

Diễn biến tỷ giá hiện cho thấy trạng thái và cung cầu ngoại tệ tại các ngân hàng đang dần ổn định.

Vụ quản lý ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết lượng kiều hối chuyển về Việt Nam vẫn trong xu hướng tăng và dự kiến năm nay có thể đạt tới 8 tỷ USD, tăng khoảng 60% so với năm ngoái.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vừa ký Quyết định số 64 sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng sắt thép không hợp kim.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục