Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Thế Ngọc: Tất yếu phải hình thành bảng giá đất sát giá thị trường

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/8/2008 | 12:00:00 AM

Ngày 19-8, tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Thế Ngọc, đã trao đổi với báo chí về nhiều vấn đề trong đó có việc sửa đổi Luật Đất đai.

Sửa đổi Luật Đất đai lần này chú trọng chính sách tài chính đất đai, vậy hướng điều chỉnh sẽ thế nào, thưa ông?

- Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng Chính phủ sẽ không ban hành khung giá đất mà giao cho UBND cấp tỉnh ban hành giá đất trong thời hạn 3 hoặc 5 năm để làm căn cứ tính thuế, phí. Để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, xác định giá sàn trong đấu giá quyền sử dụng đất, tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước... thì UBND cấp tỉnh định giá tại thời điểm thực hiện. Cùng với đó, sẽ hình thành hệ thống tổ chức định giá đất chuyên nghiệp để giúp Nhà nước trong việc xác định giá đất, thành lập Hội đồng thẩm định giá để thẩm định việc định giá đất trước khi ban hành.

Thực tế là giá thuê đất của Nhà nước vẫn thấp hơn giá thuê đất trên thị trường nhiều lần. Điều này có ngược với quy định của pháp luật là giá của Nhà nước phải phù hợp với giá thị trường không?

- Theo đánh giá chung của chúng tôi, giá đất ở các địa phương do UBND các tỉnh, thành phố ban hành bình quân chỉ bằng khoảng 30%-60% so với giá chuyển nhượng thực tế trong điều kiện bình thường. Điều này tạo ra bất hợp lý trong quản lý và sử dụng đất.

Thứ nhất, giá bồi thường theo phương án giải phóng mặt bằng thì thấp trong khi giá chuyển nhượng lại cao, đôi khi là rất cao dẫn tới giá đất bị đẩy lên cao, tạo thành cơn sốt đất.

Thứ hai, nó gây ra sự thiếu công bằng giữa chi phí đầu vào của từng dự án, giữa chi phí đầu vào bằng giá Nhà nước với chi phí đầu vào của dự án bằng giá tự do. Có nhiều dự án kinh doanh, nhà đầu tư được thu hồi và giao đất bằng giá Nhà nước quy định (thấp) nhưng lại bán sản phẩm như nhà ở, đất ở, đất có hạ tầng theo giá thị trường để có chênh lệch rất lớn.

Vì thế, vấn đề tất yếu là phải hình thành được bảng giá đất sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường, như vậy mới chặn được những cơn “sốt đất”.

 Từng có ý kiến cho rằng nên có quy định cho phép các tổ chức tín dụng nước ngoài được nhận thế chấp quyền sử dụng đất…

- Nhiều nước có quy định như vậy, nhưng chúng tôi cho rằng đây chưa phải là thời điểm thích hợp về nhiều mặt, nên chưa đề cập đến vấn đề đó trong lần sửa đổi này.

 Dự thảo sửa đổi lần này có quy định, giá đất do UBND tỉnh chỉ áp dụng cho 4 nhóm đối tượng nhất định, còn đối với các dự án cụ thể lại theo giá thị trường, như vậy có phù hợp và khả thi?

- Thu hồi đất, cho thuê đất thực hiện dự án phải áp dụng giá thị trường. Giá đất này phải do tổ chức định giá đất xác định. Cơ quan này sẽ tiến hành định giá tới từng dự án, từng thửa đất. Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, nhà đầu tư dự án và đặc biệt người dân bị thu hồi đất nhận thấy đúng là sát giá thị trường.

Hiện nay, chúng ta mới quản được giá đầu vào (giá bồi thường cho người bị thu hồi đất) còn giá đầu ra (sản phẩm đất, nhà) của nhà đầu tư chưa kiểm soát được.

Do vậy, đợt sửa đổi, bổ sung chính sách tài chính đất đai lần này nhắm tới nguyên tắc chung nhất là phải hài hòa được lợi ích giữa 3 “nhà” nói trên.

(Theo SGGP)

Các tin khác

YBĐT - Ngày 18/8, tại thành phố Yên Bái, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Hội nghị giao ban cụm chi nhánh khu vực miền núi phía Bắc, tổng kết 10 năm (1998-2007) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và triển khai chương trình hành động của BIDV tại khu vực giai đoạn 2008 – 2010 và đến năm 2015. Đồng chí Trương Vĩnh Trọng – Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc cùng lãnh đạo BIDV trung ương và 14 chi nhánh BIDV khu vực miền núi phía Bắc đã đến dự.

Đã đến lúc NH thực hiện các giải pháp hạ LS cho vay để chia sẻ một phần khó khăn với khách hàng, giúp các DN tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp hơn.

Gian hàng bánh Trung thu Kinh Đô tại số 200 Thái Hà

Trong cơn lốc tăng giá chung của các mặt hàng tiêu dùng, bánh Trung thu cũng không nằm ngoài vòng xoáy ấy. Các doanh nghiệp đều dự báo tăng giá bán khoảng 10-15%. Nguyên nhân được giải thích là do giá nguyên liệu tăng cao.

YBĐT - Vài năm trở lại đây, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên (Yên Bái) có phong trào nuôi nhím phát triển mạnh và hiện đang trở thành nghề chăn nuôi cho giá trị thu nhập cao. Mỗi đôi nhím giống có giá trên 10 triệu đồng, nếu bán thịt cũng được trên 300.000đồng/kg.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục