Kinh tế đồi rừng ở Yên Bình: Cần bắt tay nhà nông - doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/8/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Những năm qua, phong trào trồng rừng kinh tế của huyện Yên Bình (Yên Bái) phát triển rất mạnh và mỗi năm huyện trồng từ 2.000-3.000 ha. Theo kết quả rà soát lại 3 loại rừng mới đây, huyện Yên Bình có 13.768 ha rừng phòng hộ chuyển về Ban quản lý dự án 661 của huyện, trong đó sẽ có một phần diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu chuyển sang trồng rừng kinh tế, rừng trồng phòng hộ. Đây là cơ hội cho những người dân sống cạnh rừng, gắn bó với rừng, có đất sản xuất, phát triển kinh tế.

Chế biến gỗ rừng trồng ở xã Cảm Nhân (Yên Bình)
Chế biến gỗ rừng trồng ở xã Cảm Nhân (Yên Bình)

Theo số liệu của Phòng Kinh tế huyện Yên Bình, đến hết tháng 7/2008, toàn huyện đã trồng được 2.487 ha, đạt 82% kế hoạch. Có được kết quả như vậy là nhờ ngay từ đầu năm huyện đã giao kế hoạch cho các xã rà soát diện tích, căn cứ vào diện tích đã chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ về cây giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Bên cạnh đó, để giảm bớt khó khăn cho người trồng rừng ở các xã vùng cao, huyện tiếp tục duy trì hỗ trợ các gống cây lâm nghiệp như: keo lai, bạch đàn mô, tràm nước ngọt. Nhờ đó, phong trào trồng rừng kinh tế của Yên Bình đã thực sự phát triển và đã trở thành một nghề, một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Tuy nhiên, Yên Bình đang gặp khó khăn về đất trồng rừng, do nhu cầu của người dân là rất lớn, trong khi đó toàn bộ đất rừng đã được giao tới hộ dân và các lâm trường quản lý. Chính vì vậy, nhiều gia đình có vốn, có lao động, thực sự sống bằng nghề rừng nhưng lại không có đất hoặc không mở rộng được quy mô sản xuất. Việc giải quyết đất sản suất cho người dân lúc này là vấn đề cấp bách đang được tập trung chỉ đạo. Hiện nay, Yên Bình đã hoàn thành việc rà soát quy hoạch ba loại rừng: rừng kinh tế, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Ông Hà Chiến - Phó hạt Kiểm lâm huyện Yên Bình, đơn vị thường trực Ban quản lý dự án 661 huyện cho biết: "Qua rà soát Yên Bình có 2.353 ha rừng trồng phòng hộ sẽ được giao cho cho dân. Ban quản lý dự án 661 huyện Yên Bình đang tích cực đo đạc thực địa, tổ chức họp dân, đánh giá nhu cầu của các hộ để thực hiện giao đất, giao rừng tới từng hộ dân sớm nhất. Như vậy, vấn đề thiếu đất rừng của Yên Bình đã có thể được giải quyết. Tuy nhiên, đây là diện tích nằm trong khu vực phòng hộ, do đó nếu giao trực tiếp cho người dân, hoặc cho các doanh nghiệp có nhu cầu, huyện cũng cần có kế hoạch quản lý kinh doanh mang lại hiệu quả cả về kinh tế và bảo vệ môi trường. Bởi thực tế từ đầu năm đến nay, việc người dân ở một số xã vùng Đông hồ như: Yên Thành, Vĩnh Kiên, Vũ Linh tự ý phát nương vào rừng khoanh nuôi để trồng ngô, lúa nương diễn ra rất búc xúc, có vụ việc tới nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm".

Cùng với việc đẩy mạnh trồng rừng, vấn đề chế biến, tìm đầu ra cho sản phẩm cũng đang là vấn đề quan tâm của người dân. Hiện nay, công tác trồng và tiêu thụ gỗ rừng của Yên Bình còn gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm gỗ rừng ở các  xã vùng cao như: Xuân Long, Ngọc Chấn, Vũ Linh... thường bị các chủ gỗ ép giá. Để khai thác một diện tích rộng, người dân không có khả năng, chính vì vậy khi rừng đến kỳ khai thác, người trồng không còn cách nào khác là phải bán qua khâu trung gian là những người chuyên khai thác bán lại cho doanh nghiệp. Theo một số cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn huyện Yên Bình thì gỗ đầu vào của xưởng đều phải mua qua các chủ gỗ, mặc dù giá đầu vào khá cao có thể từ 600-800 nghìn đồng/m3 nhưng người dân chỉ được hai phần ba giá trị, số chênh lệch vào các tay chủ khai thác.

Với gần 34.000 ha rừng sản xuất, diện tích này sẽ còn tăng khi chuyển đổi một số diện tích rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, đó là tiềm năng rất lớn về một vùng nguyên liệu. Nhưng làm sao để khai thác hiệu quả, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người trồng rừng là vấn đề cần quan tâm. Trong cơ chế hội nhập quốc tế, nông dân ở nhiều nơi đang có xu hướng liên kết, hình thành vùng sản xuất tập trung, thuận lợi cho áp dụng khoa học kỹ thuật đồng bộ, nâng cao chất lượng sản phẩm, có thể đáp ứng một cách ổn định nhu cầu của thị trường. Nếu người trồng rừng và doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau, cùng chia sẻ khó khăn thì sẽ không còn cơ hội cho tư thương ép giá. Sản phẩm từ rừng sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời cả nông dân và doanh nghiệp đều được lợi!

  Anh Dũng

Các tin khác
Đường km5 thành phố Yên Bái đi Yên Bình đang được các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công. (Ảnh: Quang Thiều)

YBĐT - Tiểu dự án giải phóng mặt bằng (GPMB) đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đoạn qua tỉnh Yên Bái (gọi tắt là đường cao tốc) dài 80,7 km, qua 22 xã của huyện Trấn Yên, Văn Yên (Yên Bái); diện tích đất phải thu hồi là 5.924 ha. Theo tính toán ban đầu 1.133 hộ, trong đó 583 hộ dân phải di chuyển nhà ở với tổng diện tích đất thu hồi 5.924 ha. Ban quản lý tiểu dự án, Hội đồng giải phóng mặt bằng (HĐGPMB) các địa phương đã có nhiều cố gắng, nhưng còn nhiều khó khăn, lúng túng…

Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, để kịp thời phát hiện và ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thất thiệt, ngày 19/8, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành liên quan phải chủ động công bố công khai việc chỉ đạo điều hành về giá cả thị trường cho dân biết.

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận để PVN và Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn sẽ tổ chức lễ khởi công dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam vào ngày 25-9, tại Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

KBNN Yên Bái thường xuyên đã tiến hành rà soát, đối chiếu, xử lý tốt công tác quyết toán niên độ năm trước đảm bảo chính xác, đúng thời gian. (Ảnh: Thanh Chi)

YBDT - Năm 2008 là năm đầu thực hiện sự thay đổi trong quản lý dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) theo Thông tư 135/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính như: giao dự toán cho các đơn vị theo loại, khoản (không phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi và theo quý như trước đây); chuyển hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền sang rút theo dự toán đối với các nhiệm vụ chi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục