Kiến nghị giảm thuế xuất khẩu phôi thép xuống 10%

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/9/2008 | 12:00:00 AM

Các DN sản xuất phôi thép gồm Công ty Gang thép Vạn Lợi, Đình Vũ, Hưng Tài và Thép Việt đã có công văn gửi các cơ quan chức năng đề nghị tìm cách tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất.

Theo các DN này, hiện nay tiêu thụ thép giảm mạnh, lượng phôi thép của các DN cán thép tích trữ còn nhiều nên họ không mua vào phôi thép, trong khi đó thuế suất thuế xuất khẩu phôi đã nâng lên 20%, mà giá phôi thép thế giới đang giảm mạnh, vì vậy các DN này không xuất khẩu được. Phôi thép sản xuất ra không có đầu ra, tồn đọng toàn bộ làm cho tình hình tài chính của các DN gặp nhiều khó khăn.

Theo Công ty Gang thép Vạn Lợi, lượng phôi thép tồn đọng đã lên tới 40.000 tấn và DN này đang ngừng sản xuất trong 10 ngày. Công ty Thép Đình Vũ cũng cho biết tồn kho phôi thép hiện là 15.000 tấn và sản xuất đang giảm mạnh. Trong khi phôi thép không bán được thì DN vẫn phải trả vốn vay ngân hàng với lãi suất cao, lương công nhân, tiền điện lên đến hàng chục tỷ đồng mỗi tháng.

Các DN này kiến nghị cơ quan chức năng hoặc giảm thuế suất thuế xuất khẩu phôi thép để họ xuất khẩu hoặc Nhà nước bỏ tiền mua vào phôi thép dự trữ để các DN có vốn tiếp tục sản xuất.

Tiêu thụ thép giảm mạnh gây khó khăn cho nhiều DN.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, trong tháng 8 vừa qua tiêu thụ thép rất chậm. Cả tháng các thành viên của Hiệp hội chỉ bán được trên 120.000 tấn, chỉ bằng một nửa so với tháng 7/2008. Đây là tháng có sức tiêu thụ thấp nhất từ trước đến nay.

Hiện giá bán thép xây dựng tại các nhà máy, chưa trừ triết khấu và thuế giá trị gia tăng ở mức 16,8 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn và 17,5 triệu đồng/tấn đối với thép cây, giảm gần 3 triệu đồng so với tháng 7/2008.

Đầu vào, đầu ra cùng khó!

Thép không bán được khiến các DN không mua phôi mặc dù giá phôi trên thị trường thế giới và trong nước giảm mạnh, hiện xuống dưới 900 USD/tấn. Một DN sản xuất thép cho biết giá phôi đã bắt đầu chững lại. Đây là thời điểm thuận lợi nhất để mua phôi thép, nhưng do thép tiêu thụ chậm lại thiếu vốn do các ngân hàng đã thắt chặt tín dụng, rất khó vay nên chẳng DN nào hào hứng mua vào. Nếu thời gian tới, giá phôi thép tăng lên thì cũng phải chấp nhận.

Công ty Gang thép Vạn Lợi cho biết, điều mong mỏi nhất hiện nay là được giảm thuế để phôi thép tìm đường xuất khẩu. Đây cũng chính là nghịch cảnh của thị trường thép Việt Nam hiện nay. Mặc dù thiếu phôi thép và sản lượng phôi chỉ đáp ứng được 50% so với nhu cầu nhưng đến nay phôi thép tồn đọng và không có đầu ra. Nếu để phôi thép tồn đọng kéo dài thì các DN phải ngừng sản xuất, còn nếu cho phôi thép xuất khẩu thì nguy cơ dẫn đến thiếu nguyên liệu sản xuất thép trong thời gian tới, khi đó lại phải đẩy mạnh nhập khẩu và giá phôi thép hoàn toàn phụ thuộc vào giá thị trường thế giới.

Trong 3 tháng 5, 6, 7 vừa qua, lượng phôi xuất khẩu khoảng 400.000 tấn. Lý do phải tìm đường xuất khẩu bởi các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Nhưng từ khi thuế xuất khẩu phôi thép được nâng lên 20% thì xuất khẩu không được bởi giá phôi cao hơn giá thế giới.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, thời điểm này, thị trường thép thế giới và trong nước đã thay đổi, giá phôi giảm nhanh, tiêu thụ thép giảm. Vì vậy, để giải quyết khó khăn cho các DN sản xuất phôi trong nước, Hiệp hội cũng đồng tình kiến nghị giảm thuế xuất khẩu phôi thép xuống còn 10% để sản xuất phôi có đầu ra.

Bên cạnh đó, Chính phủ xem xét thành lập quỹ dự trữ phôi thép nhằm bình ổn giá thép trong nước khi phôi thép thế giới có biến động lớn. Mặt khác, nhà nước cũng có chính sách ưu tiên tài chính cho các nhà sản xuất phôi thép và cho các công trình xây dựng nhằm giải quyết khó khăn về vốn, tạo thuận lợi cho các công ty sản xuất thép, tăng lượng thép tiêu thụ trong nước.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành chỉ thị về việc chấn chỉnh hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng - Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển DN (BCĐ ĐMPTDN) tại buổi làm việc với ban ngày 29.8.

Chính phủ thông báo sẽ giữ các mặt hàng thiết yếu như điện, nước sạch, than ổn định đến hết năm 2008. Riêng với xăng Nhà nước không bù lỗ.

Giá rau xanh tăng 9,9% so với tháng 7.

YBĐT - Theo Cục Thống kê, tháng 8 vừa qua chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Yên Bái tăng 3,03% so với tháng trước. Mức tăng này gần gấp đôi chỉ số giá tiêu dùng cả nước (1,56%) và là mức tăng cao trong vòng nửa năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục