Huy động tối đa nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông nông thôn - miền núi

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/11/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong bối cảnh chung của năm 2008 với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc Yên Bái mà hệ thống mạng lưới giao thông nông thôn – miền núi Yên Bái tiếp tục được hoàn thiện, từ đó đã phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội mỗi địa phương.

Đường lên đèo Khau Phạ. (Ảnh: Thanh Thủy)
Đường lên đèo Khau Phạ. (Ảnh: Thanh Thủy)

Tuy có nhiều khó khăn từ huy động nguồn vốn, nhiều công trình xây dựng cơ bản phải giãn tiến độ đầu tư... nhưng trong năm 2008, Yên Bái vẫn huy động và dành trên 277 tỷ đồng để phục vụ phát triển mạng lưới giao thông nông thôn – miền núi. Trong đó, nguồn vốn ngân sách tỉnh đầu tư  là 48 tỷ 930 triệu đồng, ngân sách huyện là 4 tỷ 124 triệu đồng; nguồn trái phiếu Chính phủ  84 tỷ 539 triệu đồng, vốn Chương trình 135 là 24 tỷ 573 triệu đồng, vốn WB 6 tỷ 325 triệu đồng, vốn ADB 3 tỷ 500 triệu đồng, vốn JBIC 31 tỷ 978 triệu đồng, dự án Chia sẻ 7 tỷ 936 triệu đồng, các nguồn vốn khác là 32 tỷ 069 triệu đồng. Với việc duy trì tốt phong trào “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “đường ta làm ta đi” mà nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đóng góp bằng công sức, tiền bạc và vật liệu với tổng giá trị là 23 tỷ 999 triệu đồng. Thông qua việc huy động tối đa các nguồn lực, nhiều tuyến đường đã được mở mới, nhiều tuyến đường được nâng cấp.

Trong năm 2008,  toàn tỉnh đã mở mới được trên 100km đường; nâng cấp được 159km đường. Trong đó có 39km đường được nâng cấp thành mặt đường nhựa, 63 km được nâng cấp thành đường bê tông, 55 km được nâng cấp mặt đường cấp phối. Cùng với nâng cấp và mở mới, nhiều công trình giao thông trong mạng lưới giao thông đã được xây dựng. Đó là 53 cầu bê tông cốt thép với tổng chiều dài 401m, 3 cầu treo với tổng chiều dài 187m, 1 cầu thép với tổng chiều dài 12 mét; 163 cống các loại, 10 ngầm tràn các loại đã từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông. Vì vậy đến nay, 180 xã, phường, thị trấn và nhiều thôn bản trong tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm, trong đó có nhiều tuyến đường tốt.

Trong phong trào phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, miền núi năm 2008, có thể nói đến huyện vùng cao Trạm Tấu. Với tổng mức đầu tư  trên 38 tỷ 388 triệu đồng, đến hết năm nay huyện vùng cao này sẽ có thêm 16km đường ô tô tuyến huyện xã được bê tông hoá. Đó là đường thị trấn - Hát Lừu dài 6km và một số đoạn trên đường Tà Xi Láng, Làng Nhì.

Ngoài ra, một số dự án lớn như đường Bản Mù – Làng Nhì dài 17km đường cấp III miền núi, nền đất hệ thống cống rãnh đạt cấp V; đường Trạm Tấu – Bắc Yên dài 17km đạt tiêu chuẩn đường cấp III đang được tích cực triển khai thi công. Như vậy, Trạm Tấu đã có 125km đường ô tô, tăng 90km so với năm 2005, trong đó có 73km đường huyện, xã; 194km đường liên thôn bản, trong đó đã có 50 Km đường xe máy; 12/12 xã, thị trấn của huyện đã có đường ô tô đến trung tâm, 46/69 thôn bản có đường ô tô và xe máy.

Từ quan tâm đầu tư phát triển mạnh giao thông miền núi, đã phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội tại mỗi địa phương. GDP các địa phương đều đạt trên 2 con số; nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung được hình thành như: vùng lúa, vùng chè, vùng sắn...; nhiều nhà máy, công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng phục vụ nhân dân. Hàng hoá ở miền xuôi được đưa lên phục vụ nhân dân vùng cao, ngược lại, nhiều sản phẩm của người bà con như: lúa, ngô, chè, sơn tra, mật ong, gia súc… được trao đổi dễ dàng đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống người dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ đói nghèo. Quan trọng hơn, khi giao thông phát triển, sự giao lưu thông thương hành hoá thuận tiện, theo đó trình độ nhận thức của bà con cũng nhanh chóng được nâng lên, ánh sáng văn hoá, văn minh đã đến với mỗi bản làng, từng bước xua đi cái đói nghèo, lạc hậu.

P.V

Các tin khác
Dây chuyền sản xuất giấy vàng mã xuất khẩu ở Công ty cổ phần Yên Sơn.

YBĐT - Năm 2008 là năm có nhiều biến động, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao gây bất lợi cho sản xuất, song các doanh nghiệp đã chủ động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm. Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng, khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu.

Ngày 26.11, VPCP đã có công văn số 8095/VPCP-KGVX gửi Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính và Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển DN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng về việc xây dựng chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với TGĐ, GĐ, phó TGĐ, PGĐ và kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng trong Cty nhà nước.

Lần thứ hai liên tiếp, VNPT lọt vào top Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Vietnam Report bình chọn. Đây là thông tin được Vietnam Report chính thức đưa ra trong bảng xếp hạng VNR500 - TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008 vào ngày 25/11/2008.

Sản xuất gỗ ván ghép thanh của Công ty cổ phần Thành Đạt ở cụm công nghiệp Đầm Hồng.

YBĐT - Từ đầu năm tới nay, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp, tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu 143,6 tỷ đồng tổng giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục