Phụ nữ Bản Công: Đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Là xã 100% đồng bào dân tộc Mông nên đời sống của phụ nữ xã Bản Công (Trạm Tấu - Yên Bái) còn gặp rất nhiều khó khăn. Những năm gần đây, bằng các hoạt động thiết thực, Hội Phụ nữ xã đã chủ động phối hợp triển khai chương trình xóa đói giảm nghèo, không ngừng hỗ trợ về vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo mọi điều kiện giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình.

Cán bộ hội phụ nữ xã Bản Công (Trạm Tấu) trao đổi kinh nghiệm công tác hội với chị em. (Ảnh: Quỳnh Nga)
Cán bộ hội phụ nữ xã Bản Công (Trạm Tấu) trao đổi kinh nghiệm công tác hội với chị em. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Để giúp đỡ chị em hội viên thoát khỏi đói nghèo, Hội Phụ nữ Bản Công đã vận động chị em trong xã tăng cường giúp đỡ nhau giảm nghèo bằng các hình thức như: giúp cây, con giống, cho vay giống lúa không tính lãi, cây trồng, vật nuôi, giúp ngày công, trao đổi kinh nghiệm làm ăn… Với những chị em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình chính sách, người có công với cách mạng, Hội thường xuyên hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ. Hội đã vận động chị em giúp đỡ nhau ngày công lao động như: tu sửa lại nhà ở, làm nương, hỗ trợ gạo cứu đói cho 78 hộ, 439 khẩu với gần 6.600 kg gạo; san tạo nền nhà dân, nhà văn hóa và nhà mẫu giáo... với tổng số gần 1.000 ngày công lao động.

Các hoạt động đầy ý nghĩa đó, đã giúp 7 hội viên thoát khỏi hộ nghèo trong năm 2008, từ đó thu hút ngày càng đông chị em tham gia vào tổ chức Hội và các phong trào do các cấp Hội phát động. Từ đầu năm, Hội đã kết nạp được thêm 15 hội viên chính thức, đạt tỉ lệ thu hút 80% hội viên. Nhằm giúp chị em có điều kiện khai thác thế mạnh của địa phương phát triển kinh tế, Hội đã phối hợp mở các lớp tập huấn tạo điều kiện cho hội viên các kiến thức sản xuất tiên tiến, các giống cây trồng mới có năng suất cao. Qua các lớp này nhiều hội viên đã biết đổi mới phương thức thâm canh và trồng thêm các loại cây như: khoai, sắn, ngô, lạc và đậu tương, ngoài ra còn trồng rừng kinh tế và rừng phòng hộ để nâng cao thu nhập cho gia đình.

Bên cạnh trồng trọt, phụ nữ xã đã tích cực áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi phát triển đàn gia súc, gia cầm, trồng chè Shan, đa dạng mô hình phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, nhiều gia đình hội viên đã vươn lên khá, giàu. Một số mô hình chăn nuôi: dê, trâu, bò, lợn… với số lượng lớn và cho thu nhập ổn định 30 – 40 triệu/năm như gia đình chị Thào Thị Gống, thôn Tà Xùa; chị Hảng Thị Sú, thôn Khấu Chu; chị Phàng Thị Phếnh ở thôn Bản Công...

Chị Hảng Thị Dông - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bản Công cho biết: Để tập hợp, thu hút đông đảo chị em tham gia vào Hội thì nội dung, hình thức hoạt động của Hội phải đa dạng và thiết thực. Ngoài ra, BCH Hội luôn phải học hỏi các cách làm hay để chị em được tiếp cận những kiến thức KHKT mới, nhanh chóng áp dụng vào thực tiễn.

Để làm tốt nhiệm vụ này, Ban chấp hành Hội Phụ nữ xã luôn bám sát nội dung thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với 4 chuẩn mực "No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở". Từ đó, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy các phong trào phát triển.

Hội thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật của Nhà nước, kiến thức về DS/KHHGĐ, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, bạo hành trong gia đình tới các hội viên; thành lập câu lạc bộ “Phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc” thu hút 35 thành viên tham gia sinh hoạt. Bên cạnh đó, Câu lạc bộ “Phụ nữ không sinh con thứ 3” và câu lạc bộ “Phòng chống các tệ nạn xã hội” được duy trì tốt.

Thực tế đang chứng minh, các phong trào của Hội đã có tác dụng nâng cao vị trí vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Phụ nữ đồng bào các dân tộc xã Bản Công ngày càng tích cực đoàn kết, giúp đỡ nhau chăm lo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

P.V

Các tin khác
Bằng nguồn vốn vay nhiều doanh nghiệp đầu tư máy móc, sản xuất kinh doanh hiệu quả.

YBĐT-Năm 2008, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tằng cường quản lý, giám sát hoạt động tín dụng, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả bền vững. Đẩy mạnh huy động vốn, tăng cường khả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cần thiết phục vụ sản xuất, kinh doanh, điều chỉnh linh động lãi suất vay và cho vay linh hoạt.

Đồng bào Thái xã Hát Lừu (Trạm Tấu) bê tông hóa đường liên xã, liên thôn.
(Ảnh: Sùng A Hồng)

YBĐT - Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái và là một trong 61 huyện nghèo nhất cả nước. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình, dự án đã được đầu tư nhằm giúp huyện vùng cao thoát khỏi khó khăn.

Một số phương tiện có chất lượng đã được đưa vào khai thác phục vụ vận tải hành khách.

YBĐT - Hiện nay trên địa bàn Yên Bái có 8 doanh nghiệp đăng ký hoạt động vận tải hành khách, trong đó có 2 công ty cổ phần, 2 công ty TNHH, 3 doanh nghiệp tư nhân và 1 HTX. Trong 8 đơn vị, có 7 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, khai thác trên 18 tuyến ngoại tỉnh và 10 tuyến nội tỉnh, với tổng số 288 phương tiện; 1 đơn vị vận tải hành khách bằng taxi với 27 phương tiện. Trên địa bàn còn có 5 bến xe khách và một số đầu mối tuyến ở Ba Khe, Nghĩa Tâm, Bình Thuận, Nậm Búng, Gia Hội...

Thời tiết bất lợi, lũ lụt xảy ra liên tiếp ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp.

YBĐT-Năm 2008, khí hậu thời tiết bất lợi, rét đậm, rét hại kéo dài, lũ lụt xảy ra liên tiếp, sâu bệnh phá hại trên diện rộng, song với sự lãnh chỉ đạo của tỉnh, huyện và sự nỗ lực của bà con nông dân đã đưa vào gieo trồng trên 111 ha cây nông nghiệp, bằng 102,42% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục