Nhịp cầu nối những bờ vui
- Cập nhật: Thứ tư, 24/12/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Sau bao năm chờ đợi, dự án xây dựng cầu nối giữa Đông hồ và Tây hồ, thượng nguồn hồ Thác Bà, xã Minh Tiến, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã được khởi công xây dựng và sắp hoàn thành đưa vào sử dụng.
Cầu treo nối giữa Đông hồ và Tây hồ thuộc xã Minh Tiến (Lục Yên).
|
Nhịp cầu nối giữa Đông – Tây hồ sẽ là tuyến giao thông chính của nhân dân trong xã, đặc biệt là nhân dân phía Tây hồ (gồm một phần xã Minh Tiến và toàn bộ xã An Phú của huyện Lục Yên). Cây cầu này sẽ mở đường cho nhân dân Tây hồ đi lại, giao lưu, thông thương... với các nơi khác và ngược lại, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của địa phương.
Năm 1964, Liên Xô cũ giúp ta xây dựng đập thủy điện hồ Thác Bà; năm 1971 bắt đầu vào hoạt động. Từ đó hàng năm, hồ Thác Bà dâng nước lên 7 – 8 tháng (từ tháng 7 đến tháng 2, tháng 3 năm sau) làm cho xã Minh Tiến bị chia cắt thành hai miền riêng biệt là Đông hồ và Tây hồ. Xã có hơn một nghìn hộ dân với 5547 nhân khẩu. Cứ vào mùa nước nổi là việc đi lại, giao lưu, thông thương... của người dân, đặc biệt là nhân dân Tây hồ gặp vô vàn khó khăn.
Từ Tây hồ sang Đông hồ và ngược lại phải đi mất 7km, đường lầy lội hoặc nếu đi thuyền tắt ngang qua sông mất 2km, nhưng rất nguy hiểm vì các con thuyền dùng làm phương tiện giao thông ở đây rất nhỏ bé, thô sơ, không được trang bị bất cứ một thiết bị cứu hộ nào. Trên tuyến đò ngang này cũng đã từng xảy ra nhiều câu chuyện đau lòng, con nước đã cướp đi bao sinh mạng của những người dân vô tội. Tuy nhiên, giao thông trên hai tuyến này cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu đi lại của con người, xe cộ... với trọng lượng nhỏ. Con đường đi lại khó khăn cũng chính là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế của xã trong những năm qua. Bên cạnh đó, do đường đi cách trở, nên việc học sinh trong xã có điều kiện học lên cao cũng phần nào bị hạn chế. Điều đặc biệt là trụ sở xã đặt ở phía Đông hồ nên việc cán bộ phía Tây hồ đi công tác cũng gặp không ít khó khăn, làm giảm hiệu suất công việc. Nhân dân trong xã đã từng có ý định kiến nghị chính quyền chia xã làm hai.
Chính vì thế việc xây dựng cầu nối giữa Đông hồ và Tây hồ là hết sức cần thiết. Từ vốn Chương trình 135, năm 2006, Nhà nước và tỉnh đã quyết định đầu tư cho trung tâm cụm xã Minh Tiến xây dựng nhịp cầu nối giữa Đông hồ và Tây hồ thượng nguồn hồ Thác Bà, với tổng số vốn hơn tỷ đồng. Cây cầu được xây dựng dài 40m, từ hai đầu cầu nối liền với hai miền được đắp đất nổi cao 4m, rộng 3m, tổng chiều dài 400m; dự kiến xây dựng từ tháng 7 – 2007 đến tháng 12-2008 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng và việc thi công đã đúng với dự kiến.
Có cây cầu này, việc đi lại của người dân sẽ vô cùng thuận tiện. Từ Tây hồ sang Đông hồ và ngược lại chỉ còn mất 2km, con đường được rút ngắn, việc trao đổi, buôn bán... sẽ được đẩy mạnh, sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã trong nay mai. Con đường đi học càng thuận lợi với học sinh xã thượng huyện.. Việc giao lưu văn hóa giữa hai miền được thúc đẩy sẽ tạo được sự đoàn kết, gắn bó nội bộ nhân dân. Từ đây cũng sẽ không còn chuyện trâu, bò bên này sông sang bên kia sông ắt bị đánh đuổi mà thay vào đó là sự cảm thông, gìn giữ lẫn nhau. Việc đi lại công tác của cán bộ xã sẽ được cải thiện.
Ông Lưu Văn Tân - Phó chủ tịch UBND xã Minh Tiến cho biết: “Việc xây dựng cầu trước tiên sẽ giải quyết được nhu cầu đi lại thiết yếu của người dân, từ đây cũng sẽ hứa hẹn một sự phát triển mới, một bộ mặt mới về kinh tế – văn hóa – xã hội của xã trong tương lai”.
Dự án cầu nối giữa Đông Hồ và Tây Hồ được trông chờ từng ngày, giờ đây đang trở thành hiện thực gắn liền với một tương lai tươi sáng hơn của xã Minh Tiến, góp phần vào sự phát triển chung của quê hương Yên Bái.
Triệu Huấn
Các tin khác
YBĐT - Trời mưa phùn, đường vào khe Đó trơn trượt. Chúng tôi theo anh Hoàng Đình Kiên, thôn Đồng Thiều xã Việt Cường (huyện Trấn Yên) đi trồng rừng…
Cục Quản lý giá Bộ Tài chính đã chấp thuận phương án giảm giá dầu diesel của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Theo đó, giá dầu diesel sẽ giảm thêm 1.000 đồng/lít, từ 11h ngày 24/12/2008.
YBĐT - Nhìn vào bức tranh kinh tế của Tây Bắc, hiện đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung: chè 86.000 ha, sản lượng 400.000 tấn/năm ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ; vùng cây ăn quả 180.000 ha; bước đầu triển khai trồng mới 16.000 ha cây cao su tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Giang đã mở ra một hướng đi mới cho các tỉnh trong vùng.
YBĐT - Theo kế hoạch, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) gieo cấy 600 ha lúa xuân năm 2009 với cơ cấu giống chủ yếu là lúa lai Nhị Ưu 838. Để thực hiện thành công vụ lúa xuân này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã vận động đồng bào thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa mùa, làm sạch ruộng đồng, ngâm ruộng chuẩn bị gieo cấy mạ xuân vào những ngày đầu tháng 12 năm 2008