Công ty Lâm nghiệp Thác Bà: Những biện pháp ổn định sản xuất kinh doanh

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Khắc phục những khó khăn sau khi chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) sang doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rừng, năm 2008, Công ty Lâm nghiệp Thác Bà (Yên Bình - Yên Bái) đã trồng mới 130 ha rừng kinh tế, khai thác tiêu thụ trên 8.300 m3 gỗ rừng trồng, tổng doanh thu đạt 3,7 tỷ đồng, hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước và người lao động, thu nhập bình quân CBCNV từ 1,2 – 1,6 triệu đồng/người/tháng. Khó khăn mà Công ty đang gặp phải là giá gỗ nguyên liệu sụt giảm một nửa so với trước, thị trường tiêu thụ không thuận lợi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh và đời sống CBCNV

Khai thác gỗ rừng trồng ở đội Hoàng Thi, Công ty Lâm nghiệp Thác Bà.
Khai thác gỗ rừng trồng ở đội Hoàng Thi, Công ty Lâm nghiệp Thác Bà.

Chúng tôi lên thuyền ra hồ Thác Bà xem lô rừng bạch đàn 6 tuổi thuộc đội Hoàng Thi vừa được Công ty cho đấu giá khai thác. Trong 200 ha rừng của Hoàng Thi thì 80% là bạch đàn mô, năng suất bình quân 100 m3/ha, nhiều diện tích năng suất tới 120 m3/ha. Mươi năm trước, đó là năng suất gỗ ít người tưởng đến. So với trước, chu kỳ khai thác rút ngắn từ 8 năm xuống 6 năm, năng suất gỗ tăng 150% nhưng những công nhân ở đây không lấy gì làm phấn khởi vì giá gỗ nguyên liệu đang xuống rất thấp. Ông Phương - một người khai thác thuê cho ông chủ vừa thắng thầu lô rừng này thì tươi tỉnh cho biết, nếu tính theo giá gỗ nguyên liệu đầu năm, lô rừng 1,8 ha này phải mua trên 60 triệu đồng, nay chỉ mua gần 40 triệu.

Đội trưởng đội Hoàng Thi - anh Hà Văn Thắng bần thần xem khai thác rừng, anh nói: “Giá gỗ giảm thảm hại, từ chỗ bọn tôi bán bình quân 540.000 đồng/m3, tụt xuống 450.000 đồng, bây giờ là trên 300.000 đồng/m3. Quý IV năm ngoái, chúng tôi khai thác trên 20 ha, còn kỳ này chỉ khai thác 5 ha vì giá gỗ hạ thấp quá thể, kiểu này phải dừng khai thác thôi!”. Giám đốc Công ty - Vương Quốc Đạt xác nhận thực tế này. Sản lượng gỗ khai thác, tiêu thụ năm 2008 của doanh nghiệp đã giảm mạnh so với năm trước.

 Trong số trên 8.300 m3 gỗ khai thác, tiêu thụ chủ yếu là 9 tháng đầu năm, quý IV khai thác rất hạn chế, cứ tiếp tục như hiện nay, Công ty sẽ tạm dừng khai thác. Trong 1.058 ha rừng của Công ty Lâm nghiệp Thác Bà, hiện có 758 ha rừng kinh doanh. Với chất lượng rừng và diện tích như vậy, mỗi năm doanh nghiệp có thể khai thác từ 10.000 – 15.000 m3, tương đường 100- 150 ha. Giá trị gỗ khai thác giảm từ 47 – 50% như hiện nay, việc dừng khai thác là hoàn toàn có lý vì nếu cứ khai thác, bán với giá rẻ, Công ty sẽ lỗ nặng. Một ha rừng trồng hết kì kiến thiết cơ bản, đưa vào kinh doanh tổng đầu tư theo định mức là 16 triệu đồng.

Không có gì đáng nói nếu doanh nghiệp không phải vay vốn ngân hàng thương mại, ngắn hạn, lãi suất cao đầu tư trồng rừng. Nghịch lý này kéo dài nhiều năm qua, từ khi còn là doanh nghiệp Nhà nước, thuộc diện được vay vốn ưu đãi trồng rừng. Giá bán nguyên liệu thấp, vay lãi suất cao, ngắn hạn trồng rừng là một khó khăn mà các công ty lâm nghiệp Yên Bái phải chấp nhận. Gỡ khó trong sản xuất kinh doanh, Hội đồng lâm nghiệp Công ty đã họp bàn và đề ra nhiều giải pháp ổn định sản xuất.

Ông An – Chủ tịch Công đoàn, Trưởng phòng Tổ chức hành chính cho biết, đó là tiết kiệm chi tiêu, thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”; huy động vốn trong CBCNV cho đơn vị; thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng, bố trí đủ vốn cho trồng rừng vụ xuân và lo lương, lo tết cho CBCNV. Năm 2008, là năm sản xuất kinh doanh ở Công ty Lâm nghiệp Thác Bà gặp nhiều khó khăn: giá gỗ nguyên liệu thụt dốc thảm hại, hàng chục ha rừng kinh doanh bị thiệt hại do bão số 4 (trị giá trên 1 tỷ đồng), trên 1 km đường chân lô bị sạt lở, Công ty phải chi trên 100 triệu san gạt, làm lại đường…

Theo Giám đốc Vương Quốc Đạt, năm 2009 giá gỗ nguyên liệu sẽ tiếp tục khó khăn do các nhà máy chế biến giấy sản xuất cầm chừng, khó tiêu thụ. Giải pháp có tính chiến lược để ổn định sản xuất kinh doanh là Công ty sẽ liên kết tiêu thụ gỗ nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến sâu trong và ngoài tỉnh; liên kết với các tổ chức, cá nhân trồng rừng kinh tế trên diện tích từ 200 – 300 ha trên đất liền thuộc các đội: Phúc An, Cao Biền. Theo đó, bên liên doanh đầu tư vốn trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ trong 3 năm đầu, Công ty đầu tư đất, công bảo vệ từ năm thứ 4 đến năm thứ 6, cuối kỳ khai thác sản lượng chia đôi. Giải pháp này sẽ khắc phục những khó khăn về vốn trồng rừng, chấm dứt cảnh vay vốn thương mại ngắn hạn để trồng rừng như nhiều năm qua…

Vấn đề mà Công ty gặp phải hiện nay là, 450 ha rừng phòng hộ trong tổng số 1.058 ha diện tích đất rừng doanh nghiệp được thuê vẫn chưa đưa vào sản xuất kinh doanh do rừng sản xuất của người dân chưa đến kỳ khai thác, hộ dân vẫn quản lý diện tích. Hướng giải quyết của đơn vị là, nhân dân khai thác tới đâu, sẽ đưa vào sản xuất kinh doanh tới đó, không thu hồi đất, cưỡng chế đất để bảo đảm thu nhập cho dân và tránh xảy ra mâu thuẫn, xung đột như một số vụ việc đã diễn ra trên địa bàn.

Nguyện vọng của CBCNV Công ty là, Nhà nước nên xem xét, thực hiện miễn giảm tiền thuê đất để doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, ổn định được sản xuất kinh doanh. Thiết nghĩ, đây là nguyện vọng chính đáng, phù hợp với các quy định tại Nghị định 142/2005/NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền thuê đất, mặt nước, cần được các cấp, các ngành liên quan xem xét, giải quyết.

T.A

Các tin khác
Xây dựng hầm khí biogas.

YBĐT - Yên Bái là tỉnh tham gia Dự án Khí sinh học từ tháng 6 năm 2006. Tính đến hết tháng 11 năm 2008, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng 1.100 công trình khí sinh học thuộc Dự án chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi của Việt Nam. Hiện nay, tất cả những công trình khí sinh học trên địa bàn tỉnh đều hoạt động và đạt hiệu quả cao.

Theo Thống đốc NHNN, việc giữ được dự trữ ngoại hối trên 20,3 tỷ USD như hiện nay là một thắng lợi trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế lan rộng trên toàn cầu.

Cuối chiều 24/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng mạnh tỷ giá USD/VND thêm 3%.

Cửa hàng xăng dầu Km5 thành phố Yên Bái là một cây xăng có uy tín, đạt yêu cầu về đo lường.

YBĐT - Năm 2008, Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo 127/ĐP của tỉnh gồm: Công an tỉnh, Sở Công thương, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tiến hành 2 cuộc thanh tra chuyên đề về Đo lường và Chất lượng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Cầu treo nối giữa Đông hồ và Tây hồ thuộc xã Minh Tiến (Lục Yên).

YBĐT - Sau bao năm chờ đợi, dự án xây dựng cầu nối giữa Đông hồ và Tây hồ, thượng nguồn hồ Thác Bà, xã Minh Tiến, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã được khởi công xây dựng và sắp hoàn thành đưa vào sử dụng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục