Năm 2009, nông nghiệp, nông thôn sẽ gặp nhiều khó khăn

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/12/2008 | 12:00:00 AM

Sáng 29/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) tổ chức hội nghị “Tổng kết toàn ngành năm 2008 và kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn năm 2009” với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNN, năm 2008, ngành nông nghiệp đã phải đối phó với nhiều khó khăn thách thức của thiên tai, dịch bệnh, đợt rét lịch sử đầu năm kéo dài 38 ngày đã làm chết 200 ngàn con trâu, bò và trên 200 ngàn ha lúa. Dịch tai xanh hoành hành lan rộng khắp các tỉnh phía Bắc, đặc biệt ở một số tỉnh Trung Bộ phải tiêu huỷ 300 ngàn con lợn...

Bên cạnh đó, giá vật tư đầu vào, thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản tăng cao trong khi giá nông sản hàng hoá khó tiêu thụ, khủng hoảng thị trường quốc tế... Mặc dù vậy, theo đánh giá của Tổng Cục thống kê (Bộ NN&PTNT) thì năm 2008 toàn ngành nông nghiệp vẫn được coi là năm “được mùa”. Cụ thể, đối với ngành nông nghiệp: sản lượng lương thực cây có hạt đạt 43,16 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn so với năm 2007. Diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 7,4 triệu ha, sản lượng đạt 38,6 triệu tấn, đây là năm đạt sản lượng cao nhất từ trước tới nay. Về thuỷ sản, tổng sản lượng ước đạt 4,58 triệu tấn (tăng 9,2% so với năm 2007). Trong đó sản lượng nuôi trồng 2,45 triệu tấn, sản lượng khai thác ước đạt 2,13 triệu tấn. So với mục tiêu đề ra cho năm 2010, sản lượng thuỷ sản năm 2008 vượt mục tiêu (mục tiêu là 4 triệu tấn). Còn về Lâm nghiệp: năm 2008, trồng rừng tập trung đạt 228.870 ha, đạt 116% so với kế hoạch. Khoanh nuôi tái sinh và trồng bổ sung rừng đạt 639.312 ha...

Kết quả là vậy, nhưng theo Bộ trưởng NN & PTNT Cao Đức Phát, trước những yêu cầu mới, yêu cầu của hội nhập, của phát triển thì ngành nông nghiệp, nông thôn đang đặt ra một số vấn đề cần phải tiếp tục quan tâm xử lý đó là: Nông nghiệp kém bền vững, nhiều ngành hàng sức cạnh tranh thấp, dịch bệnh trên cây trồng, đàn gia súc, gia cầm và vệ sinh an toàn thực phẩm còn diễn ra. Nông thôn thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn thấp. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý Nhà nước ngành ở nhiều địa phương còn chậm được điều chỉnh, chất lượng công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa cao. Công tác thống kê, dự báo và thông tin chưa kịp thời, chính xác để phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo sản xuất của Bộ, ngành...

Một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2009

Năm 2009 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, đồng thời cũng là năm được dự báo có nhiều khó khăn hơn, môi trường cạnh tranh trong nước sẽ gay gắt hơn. Thêm vào đó, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới vẫn còn và sẽ tác động mạnh đến nông nghiệp Việt Nam. Thực tế đã xảy ra hồi giữa và những tháng cuối năm 2008, giá nông sản trên thị trường thế giới đã giảm đột biến, đến tháng 12/2008 giá một số mặt hàng so với thời điểm cao nhất đã giảm mạnh như cà phê giảm 24%, gạo giảm 58%, cao su giảm 48%, hạt điều, tiêu là 20%... kim ngạch xuất khẩu nông sản luôn giảm so với các tháng trước đó, cụ thể tháng 9 đạt 1,5 tỷ USD, tháng 10 đạt 1,3 tỷ USD, tháng 11 đạt 1,17 tỷ USD.

Vì vậy, bước sang năm 2009, nhiệm vụ đặt ra cho toàn ngành phải thực hiện đó là: Triển khai các chương trình trọng điểm nhằm ngăn ngừa suy giảm, duy trì tăng trưởng nông lâm, thuỷ sản bền vững. Trước hết là điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất nông, lâm và thuỷ sản. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Chỉ đạo thực hiện các chương trình phát triển nông thôn như phát triển công nghiệp, ngành nghề... nhằm triển khai Nghị quyết TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện phát triển thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, nâng cao năng lực ngành, quản lý ngành và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư công nghệ sau thu hoạch, nhất là hệ thống phơi, sấy, hệ thống kho chứa lúa, thuỷ sản hàng hoá ở đồng bằng sông Cửu Long và công nghệ chế biến để giúp giảm thất thoát và tiêu thụ hiệu quả nông sản.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Nhân dân huyện Lục Yên tham gia làm đường giao thông nông thôn.

YBĐT - Là một địa phương dẫn đầu của tỉnh Yên Bái về phong trào làm đường giao thông, nhưng huyện Lục Yên đang đứng trước khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu cứng hóa 60% đường giao thông nông thôn đến năm 2010. Không chỉ thế, công tác quy hoạch đã biểu hiện không theo kịp yêu cầu phát triển.

YBĐT - Chi nhánh Ngân hàng Công thương Yên Bái chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6.2008. Nhờ chủ động tốt nguồn vốn, cùng chia sẻ với khách hàng và thực hiện chính sách cho vay linh hoạt, Chi nhánh đã có quan hệ tín dụng với 155 khách hàng là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, ngành nghề.

Sản phẩm sứ của công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn.
(Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp Trong năm 2008 và năm tới, nền kinh tế tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ. Lĩnh vực ngân hàng phải thực hiện chính sách "thắt chặt tiền tệ" của Chính phủ. Trong bối cảnh ấy, bên cạnh việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Yên Bái (BIDV) đã phát huy tốt vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp Nhà nước trong việc cung ứng tín dụng cho nền kinh tế của tỉnh.

Vàng đang trong xu hướng tăng giá.

Sáng nay 29/12, giá vàng trong nước bất ngờ tăng lên trên 1,8 triệu đồng/chỉ, nhưng vẫn thấp hơn thế giới 50.000 đồng/chỉ. Tỷ giá USD/VND tự do giữ ở mức 17.480 VND/ 1USD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục