Gõ cồng trong gian khó

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/12/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nhìn toàn cảnh, năm 2008 là một năm đầy biến động với những tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Các chính sách điều tiết vĩ mô, những biến động bất thường của thị trường, giá cả đã gây khó khăn cho sản xuất công nghiệp. Dự ước của Sở Công thương Yên Bái, giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp năm 2008 ước đạt 1.800 tỷ, cơ bản đạt kế hoạch đề ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Hoàng Thương Lượng - nổi cồng khai trương giao dịch cổ phiếu YBC của Công ty Cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái tại HASTC.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Hoàng Thương Lượng - nổi cồng khai trương giao dịch cổ phiếu YBC của Công ty Cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái tại HASTC.

Xi măng- clanhke là sản phẩm có khối lượng lớn, GTSX cao của công nghiệp Yên Bái.  Nhà máy Xi măng Yên Bình - đầu tầu sản xuất công nghiệp địa phương với công suất 910.000 tấn sản phẩm/năm, tới tháng 10 mới vận hành 100% công suất thiết kế do khó khăn về vận chuyển nguyên liệu, hiệu chỉnh thiết bị… Nhà máy Xi măng của Công ty cổ phần Xi măng Yên Bái đã chạy vượt tới 150% công suất thiết kế, sản xuất gần 240.000 tấn xi măng nhưng sản lượng xi măng-clanhke của Yên Bái cả năm chỉ đạt gần 500.000 tấn/727.000 tấn kế hoạch, GTSX trên chỉ đạt 254 tỷ đồng. Lạm phát rồi đến giảm phát, sản xuất của các doanh nghiệp tiếp tục khó khăn trong những tháng cuối năm. Tiêu thụ sản phẩm khó khăn đã buộc nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, GTSX của một số sản phẩm như: giấy đế, giấy bao bì, giấy vàng mã, đũa tre xuất khẩu, ván ghép thanh sản xuất không đạt kế hoạch…

Tuy có những khó khăn, nhưng có thể nói, năm 2008 các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã ứng phó khá hiệu quả với lạm phát, với những khó khăn mang tính toàn cầu, giữ được ổn định, duy trì được tăng trưởng. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh, thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng, hạ chi phí giá thành, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để kích thích sản xuất. Các sản phẩm: đá vôi hạt, đá vôi bột, gạch xây, sứ điện, chè chế biến, cao lanh tinh lọc, đũa gỗ xuất khẩu… vẫn có tăng trưởng khá, đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Đáng chú ý là sự trỗi dậy và vươn lên ngoạn mục của công nghiệp địa phương. Lần đầu tiên, giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp khối huyện, thị chiếm trên 1/3 tổng GTSX toàn ngành, trên 677 tỷ đồng, vượt kế hoạch 130 tỷ đồng. Nổi bật là: huyện Văn Chấn GTSX công nghiệp đạt 130/60 tỷ kế hoạch năm, thành phố Yên Bái đạt 143/112 tỷ, huyện Trấn Yên đạt 83/52 tỷ kế hoạch năm…

Các chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư của các địa phương trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra đã phát huy hiệu quả. Hàng chục dự án chế biến nông sản, gỗ rừng trồng, chè, khoáng sản, vật liệu xây dựng… đã được triển khai và đi vào hoạt động. Nhiều dự án đã phát huy hiệu quả, sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn, đa dạng và giá trị cao, kích thích tăng trưởng của sản xuất công nghiệp địa phương. Đó là, Dự án Nhà máy Chế biến gỗ rừng trồng ở Quy Mông (Trấn Yên) của Công ty cổ phần Phát triển Quy Mông; Dự án mở rộng sản xuất Nhà máy Gạch của Công ty cổ phần Quang Thịnh (Văn Chấn); Dự án Nhà máy Chế biến tinh dầu quế Đông Cuông (Văn Yên)…

Những biến động bất thường của thị trường, giá cả và sự điều tiết các chính sách kinh tế vĩ mô do tác động của thị trường kinh tế thế giới được nhìn nhận như là một phép thử với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dự báo, những khó khăn này tiếp tục hiện diện trong năm 2009. Mục tiêu đề ra của ngành công nghiệp Yên Bái là phấn đấu đạt GTSX 2.350 tỷ đồng, tăng 30,7% so với năm 2008. Giải pháp hàng đầu trong nhóm 9 giải pháp của ngành công nghiệp Yên Bái là khai thác tối đa công suất của các nhà máy mới đi vào sản xuất, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp nông thôn; tổ chức tốt công tác khuyến công, xúc tiến thương mại, đầu tư…

Phân tích tình hình cho thấy, sản xuất xi măng- clanhke năm 2009 đã có điều kiện để sản xuất trên 910.000 tấn sản phẩm, GTSX sẽ đạt 682 tỷ đồng. Các nhà máy xi măng đã ổn định sản xuất, có thể khai thác vượt công suất thiết kế, với khối lượng tăng thêm so với năm 2008 là 414.000 tấn, GTSX trên 310 tỷ đồng. Năm 2009, Nhà máy Luyện gang thép Cửu Long VINASHIN chính thức đi vào hoạt động, dự kiến sản xuất 50.000 tấn gang thỏi, GTSX 75 tỷ đồng; sản xuất tinh bột sắn, từ quý IV năm 2008 đã có thêm 2 nhà máy đi vào sản xuất, dự ước năm 2009 sản xuất 27.000 tấn sản phẩm, GTSX 108 tỷ đồng, tăng 42,1%; các dự án thủy điện như: Nậm Đông IV, Ngòi Hút I, Hồ Bốn, Mường Kim… sẽ đi vào hoạt động, sản lượng điện thương phẩm đạt 440 triệu Kwh, tương đương 162 tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm 2008.

Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cần được trợ giúp, tư vấn kịp thời về thông tin, chính sách vĩ mô; dự báo sát thị trường để có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp; tái cơ cấu doanh nghiệp và điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực của lạm phát và giảm phát tới sự phát triển của doanh nghiệp.

T.A

Các tin khác
Có việc làm ổn định, người lao động trong Công ty còn được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, mọi lợi ích của người lao động được đảm bảo.

YBĐT - Trong những năm qua, Đảng bộ Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đã khẳng định vai trò hạt nhân chính trị đã lãnh đạo tập thể cán bộ, đảng viên và quần chúng trong doanh nghiệp xây dựng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của các cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp.

Theo các công ty kinh doanh gas, gần hai tuần qua, giá gas thế giới có xu hướng tăng nên khả năng giá gas bán lẻ trong nước tăng lên là điều khó tránh khỏi.

Ngày 1-1-2009, Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) sẽ chính thức có hiệu lực. Ðây là luật thuế có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan tới nhiều đối tượng, lĩnh vực. Phóng viên báo chí đã có cuộc phỏng vấn Tổng Cục trưởng Thuế Ðặng Hạnh Thu xung quanh việc triển khai thực hiện Luật này. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

Hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần chè Phú Tân (Văn Chấn).
(Ảnh: Quang Tuấn)

YBĐT - Với 13 nghìn ha chè kinh doanh (lớn nhất toàn quốc), sản lượng chè búp tươi 80 nghìn tấn, hàng vạn hộ dân ở khắp các huyện thị làm nghề chè; có vùng chè đặc sản Shan tuyết Suối Giàng độc đáo và nức tiếng cả nước... cây chè là thế mạnh của nông - lâm nghiệp Yên Bái, được xác định là "cây xóa đói, giảm nghèo". Vậy nhưng thời gian qua, câu chuyện về cây chè Yên Bái thật kém vui.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục