Sức xuân bên dòng sông Chảy

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/1/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Những ảnh hưởng của lũ, lụt đâu đó vẫn còn hằn vết trên mỗi bản làng bên dòng sông Chảy từ Đại Minh, Hán Đà đến Bạch Hà, Vĩnh Kiên… huyện Yên Bình, nhưng không vì thế mà làm mất đi những nét đổi thay kỳ diệu. Bỏ qua những mất mát, đón xuân mới là thêm một năm Đảng bộ và nhân dân các dân tộc vùng Đông hồ hoàn thành vượt mức các mục tiêu kinh tế - xã hội. Một niềm hạnh phúc lớn lao và bao kỳ vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây đã làm và chuẩn bị cho tương lai.

Rừng trồng trên hồ Thác Bà.
Rừng trồng trên hồ Thác Bà.

Đón xuân Kỷ Sửu từ các Đảng bộ đến mỗi người dân vùng Đông hồ nhận thấy một niềm tự hào đã làm được bao nhiêu việc không chỉ lớn về tầm vóc mà còn dần bỏ đi sự trì trệ, bảo thủ, làm ăn manh mún. Đảng bộ và nhân dân nơi đây vững bước vào xuân mới với một nụ cười rạng rỡ, tự tin. Cơ sở hạ tầng từ trụ sở UBND, trạm y tế, trường học được xây dựng khang trang, đường điện lưới quốc gia vươn dài nỗi mãi khắp các bản làng.
 
Dưới ruộng nào là ngô, rau mầu vụ đông xanh ngát đang kỳ đơm hoa kết trái, vùng đất bán ngập ven hồ trước đây chỉ bỏ hoang nay đã được trồng  lạc, ngô, đậu tương. Hình ảnh những làng quê đổi mới đang hiện hĩu trong mỗi hành động và ý nghĩ. Mọi khó khăn và thiếu thốn đang dần qua đi được bắt đầu từ khi Đảng bộ huyện Yên Bình xây dựng chương trình, hành động cụ thể trong phát triển kinh tế vùng Đông hồ này.

Những chủ trương, hành động đúng hợp lòng dân, cùng với sự nỗ lực vươn lên, không cam chịu đói, nghèo của người dân đã xây dựng vùng Đông hồ dần trở thành một vùng kinh tế trọng điểm của huyện Yên Bình. Phát huy nội lực, phát triển kinh tế dựa vào tiềm năng đất đai, nhân dân Vũ Linh, Bạch Hà, Vĩnh Kiên, thị trấn Thác Bà, Cẩm Nhân, Phúc Ninh...áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh lúa nước, trồng cây lâm nghiệp. Những cánh rừng xơ xác thủa nào nay như khoác lên mình chiếc áo mới, áo của rừng xanh cây nguyên liệu giấy. Kinh tế đồi rừng đã thực sự trở thành nghề không thể thiếu được với phần đông bà con nhân dân trong vùng.

Xã Vĩnh Kiên có trên 1 ngàn ha rừng kinh tế đã đến kỳ khai thác, bình quân mỗi năm bà con khai thác trên 4 ngàn m3 gỗ bán thu gần 2 tỷ đồng. Không chỉ dừng lại ở việc trồng và phát triển vốn rừng, mà người dân còn biết đưa các sản phẩm từ rừng vào chế biến, nâng cao giá trị kinh tế lại giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Dọc vùng Đông hồ có hàng 100 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, từ gỗ bóc, ván ghép thanh, đũa sơ chế đủ cả. Nhiều sản phẩm từ gỗ rừng trồng đã được tiêu thụ khắp thị trường trang và ngoài nước. 

Song song với phát triển kinh tế đồi rừng bà con nông dân trong vùng còn đầu tư thâm canh diện tích lúa nước tăng năng suất, sản lượng và chất lượng lúa, gạo. Bà con nông dân các xã đã đưa từ 60-65% diện tích lúa lai vào gieo cấy, còn lại được cấy bằng các giống lúa thuần chất lượng cao.

Năng suất được nâng lên, an ninh lương thực được đảm bảo, nhiều xã như: Vũ Linh, Cẩm Nhân, Vĩnh Kiên, Bạch Hà còn sản xuất lúa, gạo hàng hóa đáp ứng cho thị trường. Những vạt đất ven đồi, ven nhà được tận dụng trồng sắn cao sản bán cho nhà máy chế biến. Nguồn thu từ sắn xã nào cũng trên dưới 2 tỷ đồng, nhiều hộ dân đã “đổi đời” từ sắn.

Để đạt thành công như hôm nay các xã vùng Đông hồ biết phát huy lợi thế đất đai, con người cũng như phong tục tập quán riêng của từng vùng. Xã Phúc Ninh có nhiều dân tộc anh em sinh sống thì phát triển kinh tế "tổng hợp", trồng rừng, thâm canh lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy sản. Xã Cẩm Nhân lại tập trung phát triển đầu tư thâm canh diện tích lúa nước, trồng rừng và công nghiệp dịch vụ. Đối với cây lúa xã phát triển, hình thành vùng thâm canh, sản xuất lúa chất lượng cao, làm hàng hoá cung ứng cho thị trường.

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông lâm sản, nhất là chế biến gỗ phát triển khá mạnh. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn Cẩm Nhân đang ngày một khởi sắc, số hộ đói đã không con, hộ nghèo đang từng năm khép lại, hộ giầu có, khá giả ngày một nhiều. Đối với các xã ven hồ Thác Bà xử dụng có hiệu quả gần 4 ngàn ha vùng đất bán ngập khai thác trồng lúa, trồng lạc, đậu tương, ngô...phục vụ thị trường và phát triển chăn nuôi khá hiệu quả. Vùng đất trước đây nghèo khó là vậy nhưng hôm đồng bào các dân tộc trong vùng đã biết thâm canh lúa để đảm bảo an ninh lương thực, trồng ngô, lạc, đậu tương và trồng rừng kinh tế làm hàng hoá. Trong các trường học luôn đông vui học sinh, con em người Tày, người Dao, người Cao Lan đã đến trường học chữ dưới sự dậy bảo trìu mến của các cô giáo là người địa phương.

Vùng Đông hồ hôm nay đã và đang mang trong mình một sinh khí mới trên bước đường xoá đói giảm nghèo, đành rằng cuộc sống của nhân dân trong vùng vẫn còn không ít khó khăn, còn bao điều phải trăn trở. Nhưng con đường mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân nơi đây đã và đang có những bước đi phù hợp với kinh tế từng vùng, xã là nền tảng vững chắc cho phát triển.

Thanh Phúc

Các tin khác

Các hãng gas lớn như Petrolimex, Shell gas, Elf gas, Gia đình gas, VT gas… đều chính thức áp dụng giá bán lẻ mới với mức tăng thêm từ 10.000 – 13.000 đồng/bình 12 kg từ hôm nay (1/1/2009).

Năm 2009 chính phủ sẽ thực hiện giảm 30% thuế doanh nghiệp, chỉ đạo giảm lãi suất cho vay xuống 8%, bảo lãnh cho các DN nhỏ và vừa tiếp cận vốn,...

Giáo sư Kaplan sẽ trình bày  về mô hình thẻ Balanced Scorecard - công cụ chuẩn hoá giữa chiến lược và hoạt động cho doanh nghiệp.

8 giờ sáng nay (2/1/2009) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), diễn đàn "Doanh nghiệp lớn và triển vọng kinh tế Việt Nam 2009" sẽ chính thức tổ chức. Ngay sau đó, TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008 cũng sẽ được công bố. Sự kiện quan trọng này do Báo VietNamNet cùng Công ty VietNam Report phối hợp tổ chức.

Ảnh Quang Tuấn

YBĐT - Đứng ở thời điểm cuối năm 2008, nhìn lại quãng thời gian qua, chúng ta cùng tự hào khi thành tựu trong sản xuất nông nghiệp đạt được rất lớn. Người nông dân nhiều lúc tưởng rơi vào trắng tay nhưng được sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời đã chủ động đứng lên, vượt qua những mất mát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục