Đàn trâu ở Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/1/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Yên Bái là một tỉnh miền núi, nhiều vùng gò đồi, rừng núi, nhiều thảm cỏ, rất thích hợp cho phát triển đàn gia súc, trong đó có việc nuôi trâu. Đàn trâu ở Yên Bái tập trung chủ yếu ở các huyện: Lục Yên, Văn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải... Hàng năm, bà con vẫn xuất bán ra thị trường hàng nghìn con. Từ những năm 60, tỉnh Yên Bái nhập giống trâu Mu-ra của ấn Độ là giống trâu cho sản lượng thịt và sữa cao. Trâu Mu-ra được phối giống với trâu ta tạo ra loài trâu lai F1 thích nghi với điều kiện sinh thái ở Yên Bái.

Chăn nuôi trâu ở xã Vĩnh Lạc (Lục Yên).
Ảnh: Hoàng Nhâm
Chăn nuôi trâu ở xã Vĩnh Lạc (Lục Yên). Ảnh: Hoàng Nhâm

Thiên niên kỷ thứ II trước Công nguyên, người Việt cổ đã biết thuần dưỡng và chăn nuôi trâu. Người Kinh đã biết tầm quan trọng của con trâu qua câu tục ngữ: “Con trâu là đầu cơ nghiệp” thì người Thái cũng có câu: “Con trâu là cái nền nhà” (Tô quai pên tai hương).

Yên Bái là một tỉnh miền núi, nhiều vùng gò đồi, rừng núi, nhiều thảm cỏ, rất thích hợp cho phát triển đàn gia súc, trong đó có việc nuôi trâu. Đàn trâu ở Yên Bái tập trung chủ yếu ở các huyện: Lục Yên, Văn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải... Hàng năm, bà con vẫn xuất bán ra thị trường hàng nghìn con. Từ những năm 60, tỉnh Yên Bái nhập giống trâu Mu-ra của ấn Độ là giống trâu cho sản lượng thịt và sữa cao. Trâu Mu-ra được phối giống với trâu ta tạo ra loài trâu lai F1 thích nghi với điều kiện sinh thái ở Yên Bái.

Tập quán lâu đời của bà con miền núi là nuôi trâu thả rông, trâu ở trong rừng, lên núi ăn cỏ, sống thành từng bầy từ vài chục con đến vài trăm con. Đồng bào làm nhiều loại mõ trâu, đeo cho trâu để dễ tìm, cũng có gia đình cho trẻ em lùa trâu đi chăm nom cẩn thận. Có nơi, đồng bào cho trâu ăn muối vào một giờ nhất định trong ngày, trâu của từng nhà được đánh dấu riêng. Con trâu ăn muối thành nghiện nên cứ đến giờ ăn, trâu đầu đàn lại dẫn cả đàn về nhà ăn muối nên không có hiện tượng mất trâu. Tuy nhiên, vì thả rông nên trâu tự do phá hoại lúa, màu, mùa màng, gây cho đồng bào nhiều phiền phức, hoặc bà con không kiểm soát được đàn nên hiện tượng trâu chết đói, chết rét, bệnh tật thường xảy ra. Trọng lượng đàn trâu giảm và có nguy cơ thoái hóa. ở một số nơi, đồng bào vẫn nuôi trâu dưới gầm sàn nhà hoặc làm chuồng liền bếp đun nấu, gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.

Từ những năm đầu của thế kỷ XXI, tỉnh Yên Bái đã có kế hoạch từng bước cải tạo, nâng cấp chất lượng đàn trâu theo hướng chọn lọc phục tráng tại chỗ đàn trâu địa phương, tức là tuyển chọn những trâu đực giống tốt tại địa phương cho phối với trâu nái địa phương (cũng qua tuyển chọn), thực hiện luân chuyển đàn trâu giữa các vùng; đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn bà con chọn giống, quản lý, chăm sóc, cách phòng và chữa bệnh cho trâu. Trước hết giúp cho bà con nuôi trâu theo đúng yêu cầu kỹ thuật, có chuồng trại, không thả rông nhằm bảo đảm tỷ lệ nuôi sống cao, có khả năng phát triển tốt.

 Trâu dùng để cày bừa, lấy sức kéo, lấy phân bón ruộng; buôn bán trao đổi hàng hóa, cung cấp da, lông, sừng, móng cho các ngành công nghiệp; thịt trâu làm thực phẩm cho con người.

Khi chọn thịt trâu để chế biến thức ăn, cần phân biệt với thịt bò. Thịt trâu thường có thớ to, màu thịt đỏ tía nhưng mỡ lại trắng hơn mỡ bò. Người ta cũng có nhiều cách chế biến các món ăn từ thịt trâu, nhưng ở nhiều vùng đồng bào các dân tộc thường thích thịt trâu nướng hoặc làm thịt trâu khô ăn dần.

Đồng bào Thái ở Văn Chấn – Nghĩa Lộ có món thịt trâu nướng (nhứa quai mốc) chế biến vừa đơn giản vừa khá công phu, là món ăn độc đáo dùng với rượu nếp Tú Lệ thì thật thú vị. Đồng bào làm cả nước chấm trâu nên có câu “Nhứa khoai chẳm pia khoai” (Thịt trâu chấm nước trâu) nghe thật khoái miệng. Con trâu còn được dùng làm lễ vật cúng tế trong các đám tang nhà giàu, chức dịch hoặc các bậc cao niên, nhất là trong các dịp cúng bản, cúng mường để tạ lễ trời đất, cầu yên cho dân bản dân mường.

Năm cũ sắp hết, năm mới đang đến, bà con nên chú ý chăm sóc cho đàn trâu tốt hơn, tránh tình trạng để trâu bị đói, bị rét, như bà con người Tày ở Văn Chấn vẫn thường nói: “Khoái mùa nà/Phà mùa nao” (Trâu thời vụ/Chăm mùa rét).

Hoàng Việt Quân

Các tin khác

YBĐT - Xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên (Yên Bái) có diện tích tự nhiên là 2.521 ha, trong đó diện tích lúa nước 511 ha vụ chiêm 241 ha, vụ mùa 270 ha còn lại là diện tích đồi núi và rừng khoanh nuôi bảo vệ. Những năm trước đây, cuộc sống của người dân ở Khánh Thiện còn nhiều khó khăn, bởi gieo cấy lúa chưa mang lại hiệu quả cao do chưa có nguồn nước tưới ổn định.

Các chuyên gia của tổ chức JICA trao đổi với lãnh đạo Cục thuế tỉnh Yên Bái về nghiệp vụ công tác tuyên truyền.

YBĐT - Sau khi tổ chức hội thảo với hơn 30 đại biểu là thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Tuyên truyền chính sách thuế trong hệ thống trường học tỉnh Yên Bái” tại Cục thuế tỉnh Yên Bái, Ban biên soạn tài liệu tuyên truyền, tổ thư ký giúp việc Ban chỉ đạo và lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Văn phòng Cục Thuế tỉnh, các chuyên gia của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tiến hành khảo sát tại một số trường học tại huyện Yên Bình, Trấn Yên, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ về kết quả triển khai Đề án giai đoạn I tại tỉnh Yên Bái.

Đưa công nghệ thông tin hiện đại phục vụ quản lý tín dụng đầu tư ở ngân hàng Phát triển Yên Bái.

YBĐT - Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Yên Bái được thành lập từ tháng 6/2008 trên cơ sở Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Yên Bái, có chức năng quản lý hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trên địa bàn. Khắc phục khó khăn ở một tỉnh miền núi, Chi nhánh đã bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phát huy ưu thế nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương…

YBĐT - Nhằm từng bước nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi, năm 2008, Trạm Khuyến nông huyện Văn Yên (Yên Bái) đã mở được 537 lớp tập huấn kỹ thuật cho 23.981 lượt hộ nông dân tham gia. Các lớp tập huấn đều được tổ chức tại thôn bản, nhóm hộ, nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục