Yên Bái: Qua 4 năm thực hiện Chương trình 134

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/2/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ngày 20/7/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 134/2004/TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Đối với tỉnh Yên Bái, đối tượng thực hiện là các hộ dân tộc thiểu số nghèo quy định tại Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐ-TB-XH của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005 sinh sống bằng nghề nông lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất và khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt định cư và cư trú tại địa phương.

Người Mông ở xã Nà Hẩu (Văn Yên) giúp nhau làm nhà.
Người Mông ở xã Nà Hẩu (Văn Yên) giúp nhau làm nhà.

Toàn tỉnh có 142 xã, thị trấn trên phạm vi 8 huyện, thị xã được hưởng thụ các chính sách và đề án UBND tỉnh phê duyệt cần đầu tư hỗ trợ đất sản xuất cho 4.251 hộ với 1.542,89 ha; đất ở cho 1.902 hộ với 35,54 ha; nhà ở cho 8.528 hộ; nước sinh hoạt cho 28.002 hộ và 360 công trình cấp nước tập trung, 5.977 bể chứa nước, 4.156 giếng nước. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cần là 161.580 triệu đồng, do ngân sách trung ương cấp và một phần từ ngân sách địa phương. Quyết định được thực hiện ở tỉnh từ năm 2005, năm đầu mới chỉ thực hiện 2 hạng mục hỗ trợ đất sản xuất và nước sinh hoạt, những năm sau thực hiện cả 4 hạng mục.

Với quyết tâm cao, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương phấn đấu hoàn thành sớm các hạng mục đầu tư, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Những địa phương có nhiều khó khăn như: Trạm Tấu, Mù Cang Chải cũng đã tích cực tổ chức chỉ đạo và huy động nguồn lực của cộng đồng để thực hiện Chương trình. Qua 4 năm thực hiện đã hỗ trợ nhà ở là 8.489 nhà, đạt 99,54%KH; hỗ trợ đất ở thực hiện 16,54ha, đạt 45,94%KH; đầu tư hỗ trợ đất sản xuất đạt 1.363,89ha, bằng 297,79%KH; đầu tư nước sinh hoạt phân tán đã thực hiện xây bể, đào giếng, cấp téc nước là 27.831 cái, tương đương 31.299 hộ, đạt 111,77%KH và 95 công trình cấp nước tập trung.

Nhìn chung, việc triển khai thực hiện các chính sách theo Quyết định 134/TTg đảm bảo các nguyên tắc công khai, hỗ trợ trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và cộng đồng. Các hộ được hỗ trợ đã trực tiếp quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư và các công trình để phát triển sản xuất và cải thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo. Cũng từ giảm bớt khó khăn, các hộ có điều kiện hoà đồng vào chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi tại địa phương.

Tuy vậy, nhu cầu cần phải giải quyết đất sản xuất cho các hộ thiếu đất vẫn còn, song diện tích nương có thể khai hoang được phần lớn của những người không thuộc đối tượng của Quyết định 134 quản lý do tập quán canh tác, bao chiếm để luân canh nương rẫy từ nhiều năm để lại. Để có được quỹ đất trên, đòi hỏi phải có quá trình vận động, thuyết phục và có cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ để điều chỉnh phân bố lại quỹ đất sản xuất. Rồi mức hỗ trợ cho các chính sách thấp, nguồn ngân sách tỉnh và huyện chưa bố trí được mức đối ứng đối với từng loại chính sách, chủ yếu vẫn là phần tự lực của các hộ dân như: chi phí vận chuyển téc nước từ các điểm tập trung về hộ gia đình; đầu tư thêm công sức khai hoang, chuyển nhượng đất sản xuất 9-10 triệu đồng/ha; bỏ thêm tiền xây bể nước từ 500.000 - 600.000 đồng/bể... nên khó khăn cho công tác tổ chức triển khai ở cơ sở. chính sách thay thế cho những vùng không còn đất sản xuất chậm được ban hành. Nhận thức của người dân về chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế, vẫn còn một số hộ gia đình nghèo được hỗ trợ có tâm lý ỷ lại vào Nhà nước, chưa cố gắng phấn đấu vươn lên. Một số đối tượng nghèo do ngại lao động, vì vậy việc vận động ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng đối với các đối tượng trên gặp khó khăn.

Nếu theo đối tượng mở rộng điều chỉnh tại Quyết định 198/2007/QĐ-TTg ngày 31/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ thì nhu cầu về các chính sách còn phải thực hiện tiếp tục như: nhà ở, đất sản xuất, công trình nước tập trung. Sắp tới lại có quyết định công nhận hộ nghèo theo chuẩn mới sẽ gây những khó khăn cho việc xác định các đối tượng được thụ hưởng của các địa phương trong giai đoạn 2009 – 2010. ở Yên Bái, một số địa phương do chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 4 nên kết cấu hạ tầng thiết yếu hầu hết bị hỏng nghiêm trọng. Những hộ nghèo vừa được hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, công trình nước sinh hoạt cũng vùi lấp, hư hỏng không thể sớm khắc phục.

Trong tình hình thực tế hiện nay, các địa phương thiếu và không còn đất sản xuất nhưng không thể giải quyết được do quỹ đất đã hết, định mức hỗ trợ thấp và cần phải có hướng dẫn chuyển đổi sang ngành nghề hoặc phát triển chăn nuôi, sản xuất nông lâm nghiệp... cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất. Trên cơ sở rà soát lại các đối tượng thụ hưởng Quyết định 134/TTg, nhu cầu cần hỗ trợ trong thời gian tới của tỉnh còn cao: nhà ở 5.880 hộ; đất ở 17ha cho 966 hộ; nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất trên 6.600 hộ; chuyển đổi ngành nghề, mua nông cụ trên 5.500 hộ; hỗ trợ học nghề 563 hộ; nước phân tán 4.005 hộ và 112 công trình nước tập trung. Tỉnh sẽ bố trí lồng ghép các nguồn vốn để nhanh chóng giải quyết cơ bản đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn trên địa bàn.

Đồng thời, tiếp tục công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách xuống cơ sở để cán bộ xã và đồng bào nhận thức đầy đủ chính sách của Nhà nước, hiểu đúng phương châm của chính sách là: nhân dân là chính, Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ. Vận động các hộ gia đình tự nguyện chuyển nhượng đất sản xuất trong gia đình, dòng họ. Đối với những nơi không đủ quỹ đất giao ruộng nước thì tự điều chỉnh cân đối quỹ đất trong xã, giao bổ sung thêm đất trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp hoặc nương canh tác cố định và hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang làm nghề rừng, chăn nuôi hoặc các nghề khác phù hợp. Tất cả vì mục tiêu tạo năng lực cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vươn lên, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Thế Quynh

Các tin khác

YBĐT - Xã Động Quan, huyện Lục Yên (Yên Bái) có điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế. Song, địa phương vẫn còn 8/16 thôn, bản khó khăn; trình độ dân trí không đồng đều; nền kinh tế của xã vẫn phát triển chậm. Làm thế nào để đưa kinh tế phát triển? Vẫn là một vấn đề mà Đảng bộ, chính quyền xã luôn trăn trở.

Ôtô và các loại linh kiện nằm trong nhóm hàng được giảm 50% thuế VAT.

Bộ Tài chính đã quyết định giảm một nửa thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 19 nhóm mặt hàng, dịch vụ trong năm 2009. Trong đó, nhiều mặt hàng là nguyên liệu, thiết bị cho sản xuất, xuất khẩu.

Giá gas bán lẻ ngoài Bắc cao hơn trong Nam khoảng trên 40.000 đồng/bình. Ngoài mức giá tăng do biến động của giá thế giới thì người tiêu dùng còn phải gánh thêm mức giá bị đội lên từ các đại lý gas.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân huyện Văn Chấn đang khẩn trương gieo cấy lúa xuân.

YBĐT - Năm 2009, huyện Văn Chấn phấn đấu đưa năng suất lúa cả năm đạt 101,5 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực đạt trên 52.660 tấn (thóc 41.010 tấn, ngô 11.650 tấn ). Đó là những mục tiêu không phải là quá cao, nhưng huyện không có những biện pháp, giải pháp về giống, thời vụ, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, thuỷ lợi… thì rất khó hoàn thành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục