Trực thăng hiện đại nhất Việt Nam xuất hiện

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/8/2009 | 12:00:00 AM

Giá 17 triệu USD, chiếc trực thăng EC 225 được sản xuất tại Pháp vừa xuất hiện tại sân Vũng Tàu.

Chiếc EC 225 ra mắt tại Vũng Tàu.
Chiếc EC 225 ra mắt tại Vũng Tàu.

Chiếc EC 225 do Công ty Bay Dịch vụ Miền Nam mua là đời máy bay mới nhất của hệ máy bay Super Puma, được sản xuất ở nhà máy Eurocopter (Pháp). Loại máy bay này được thiết kế dành riêng cho bay ở vùng biển, có thêm nhiều tính năng hiện đại thích hợp cho công tác tìm kiếm, cứu hộ. Với 5 cánh, tốc độ EC 225 lên tới hơn 260 km/giờ, tải trọng tối đa 11 tấn với sức chứa đủ cho 19 hành khách và 2 phi hành đoàn. Đặc biệt, nhờ được lắp thêm khoang chứa dầu phụ nên máy bay này có thể bay xa tới 850 km mà không cần nạp dầu.

Ngoài ra, hệ thống hiển thị buồng lái tích hợp kỹ thuật số công nghệ mới nhất và bộ điều khiển tự động 4 trục, EC 225 tăng cường được sự kiểm soát của phi công, bảo đảm tính an toàn cho chuyến bay.

Đây được xem là chiếc máy bay trực thăng hiện đại nhất, lần đầu có mặt tại Việt Nam, vượt giá 7 triệu USD mà bầu Đức - ông chủ đội bóng Hoàng Anh Gia Lai, bỏ ra cho chiếc máy bay riêng Beechcraft King Air 350 của Mỹ.

Đích thân hai phi công Nguyễn Đức Toàn và Lê Trọng Phương đã sang Pháp và thay nhau lái máy bay về Việt Nam. Họ đã bay qua 12 nước, dừng tại 14 trạm và mất 14 ngày để về đến Vũng Tàu.

Theo lãnh đạo Công ty Bay Dịch vụ Miền Nam, đơn vị này đã đặt mua thêm một chiếc EC 225 thứ 2, trị giá 25 triệu USD mỗi chiếc và sẽ về tới sân bay Vũng Tàu trong tháng 10 tới.

(Theo VnExpress)

Các tin khác

Ông Phạm Chí Cường, chủ tịch Hiệp hội Thép VN, cho biết giá phôi thép chào từ Nga và Trung Quốc hiện giữ mức 500 USD/tấn, tăng khoảng 30 USD/tấn so với cuối tháng 7-2009, nhưng phần lớn các doanh nghiệp giao dịch ở mức 470 USD/tấn.

Sáng nay 13.8, giá vàng trong nước đã tăng nhẹ trở lại, đồng hành theo đà tăng của giá vàng thế giới.

7 tháng đầu năm 2009, giá trị tổng sản lượng CN – TTCN của thành phố Yên Bái đạt trên 130 tỷ đồng.

YBĐT - Nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN) trên địa bàn, những năm qua, thành phố Yên Bái đã chủ động cùng với các cơ quan chức năng xây dựng Đề án Phát triển CN – TTCN giai đoạn 2004 – 2010. Trong đó xác định, ưu tiên phát triển khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất các sản phẩm từ kim loại; chế biến gỗ, mộc dân dụng và ngành sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại.

Sản xuất gỗ ván bóc là sản phẩm chủ lực trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Trấn Yên.

YBĐT - Hiện nay, toàn huyện Trấn Yên (Yên Bái) có 1.346 cơ sở, đơn vị hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, có 20 công ty TNHH, công ty cổ phần; 4 doanh nghiệp tư nhân; 11 HTX và 1.316 hộ sản xuất cá thể đã tạo việc làm thường xuyên cho trên 2.730 lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục