Những “cánh đồng 70 triệu” trên đất bạc mầu

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/8/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Là xã có tỷ trọng nông nghiệp chiếm tới 90% cơ cấu kinh tế nhưng trong trồng trọt, người dân xã Minh Tiến chỉ quen với việc bóc mầu đất nên hiệu quả rất thấp, bởi toàn xã có tới gần 50% đất bạc mầu, cằn cỗi. Làm gì và làm thế nào để nâng cao đời sống cho người dân ngay trên đồng đất của mình?

Thu nhập của cây lạc tăng từ 3 - 3,4 lần so với cây lúa.
Thu nhập của cây lạc tăng từ 3 - 3,4 lần so với cây lúa.

Điều này đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền xã Minh Tiến phải có những chính sách tuyên truyền vận động người dân rất tích cực, nhằm thay đổi phương thức sản xuất lạc hậu và cải tạo đồng đất.

Với 4 khẩu trong gia đình nhưng chỉ có 5 sào đất, 1 vụ lúa và đất bạc mầu, nên gia đình chị Nguyễn Thị Bích ở thôn 3, xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên đã phải nghĩ cách giải bài toán thu nhập kinh tế cho gia đình. Chị Bích tâm sự: “Với diện tích đó, gia đình tôi trồng cây mầu và cây công nghiệp họ đậu ngắn ngày ở cả 3 vụ, sau khi trừ chi phí cũng cho thu gần 20 triệu đồng/năm”.

Là xã có tỷ trọng nông nghiệp chiếm tới 90% cơ cấu kinh tế nhưng trong trồng trọt, người dân xã Minh Tiến chỉ quen với việc bóc mầu đất nên hiệu quả rất thấp, bởi toàn xã có tới gần 50% đất bạc mầu, cằn cỗi. Làm gì và làm thế nào để nâng cao đời sống cho người dân ngay trên đồng đất của mình? Điều này đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền xã Minh Tiến phải có những chính sách tuyên truyền vận động người dân rất tích cực, nhằm thay đổi phương thức sản xuất lạc hậu và cải tạo đồng đất.

Ông Nguyễn Văn Hướng - Chủ tịch UBND xã Minh Tiến cho biết: “Trên cơ sở nghị quyết của Đảng bộ, chính quyền xã đã vận động nhân dân cải tạo đất bằng những cây họ đậu và thực tế đến nay, nhân dân đã trồng lạc, đậu tương kết hợp được 25 ha, giá trị thu đạt 70 triệu đồng/ha/năm”.

Thực tế trong những năm qua, Trấn Yên đã có nhiều chủ trương hỗ trợ nhân dân nhằm đa dạng hóa tập đoàn cây trồng cho giá trị kinh tế cao, tạo ra những vùng chuyên canh tập trung để từng bước đi vào sản xuất hàng hóa. Đến nay, chủ trương này đã được hiện thực hóa với vùng trồng dâu nuôi tằm ở các xã Tân Đồng, Việt Thành, Báo Đáp; vùng trồng lúa chất lượng cao ở hầu khắp các địa phương trong huyện… Đại hội giữa nhiệm kỳ Đảng bộ huyện Trấn Yên lần thứ 19  khẳng định: “Sản xuất nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chính. Trong sản xuất phải đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống cây trồng để nâng cao giá trị trên một đơn vị canh tác theo đúng tinh thần Nghị quyết TƯ 7 (khoá X) của Đảng về hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”.

Với nhiệm vụ là cơ quan hướng dẫn kỹ thuật, trong những năm qua, Trạm Khuyến nông Trấn Yên đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình trình diễn trên địa bàn nhằm mục tiêu tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, luân canh cây trồng hợp lý, hạn chế sâu bệnh hại, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tạo đất đai và nâng độ phì nhiêu của đất theo hướng sản xuất bền vững, hiệu quả. Sau nhiều năm áp dụng công thức luân canh hợp lý, như lạc xuân, đậu tương hè với cây vụ đông hay lạc xuân, lúa mùa và cây vụ đông như dưa bao tử, bí đao, tỏi…, người nông dân Trấn Yên đã thu nhập trên dưới 70 triệu đồng/ha/năm.

Vụ xuân 2009, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với các xã quy hoạch đất đai, tuyên truyền vận động nhân dân trồng cây họ đậu trên những diện tích đất đồi thấp, đất mầu bãi, đất ruộng hạn trồng lúa năng suất thấp, đất bị bồi lấp do ảnh hưởng bão lũ không cải tạo để trồng lúa ngay được. Qua triển khai, các xã đã trồng được 185 ha lạc, tập trung chủ yếu ở các xã Y Can, Minh Tiến, Quy Mông, Minh Quân, thị trấn Cổ Phúc;  65 ha đậu tương ở các xã Tân Đồng, Hoà Cuông, Báo Đáp, Quy Mông, Việt Hồng.

 So sánh hiệu quả với cây ngô, cây lúa thì thu nhập của cây lạc tăng từ 3 - 3,4 lần, cây đậu tương tăng từ 1,8 - 2 lần và tăng từ 5 - 7 lần so với tập quán canh tác cũ. Vậy nên, tính mức thu nhập 70 triệu đồng/ha/năm là hoàn toàn có cơ sở từ thâm canh hợp lý các loại cây trong 3 vụ. Tuy nhiên, khi đi vào sản xuất với quy mô lớn thì người nông dân Trấn Yên lo ngại nhất vẫn là đầu ra của sản phẩm. Về vấn đề này, đồng chí Phạm Lâm Phóng - Phó chủ tịch UBND huyện cho hay: “Khi đã thực hiện chuyển đổi được từ 400ha lạc, đỗ tương trở lên thì huyện Trấn Yên sẽ liên kết và mời các doanh nghiệp đến đầu tư, xây dựng các nhà máy chế biến trên địa bàn nhằm bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân mang tính bền vững, lâu dài”.

Đảng và Nhà nước đã giao khoán việc sử dụng lâu dài đất nông nghiệp cho người dân, việc trồng cây gì trên diện tích đó hoàn toàn phụ thuộc vào chính bản thân họ. Tuy nhiên, để hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết TW 7 (khoá X) của Đảng đòi hỏi phải ngày càng chặt chẽ hơn nữa mối liên kết “bốn nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và chính những người nông dân. Có như vậy, việc sản xuất mới bền vững và hiệu quả.

Thanh Hùng

Các tin khác

YBĐT - Vụ mùa năm 2009, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) gieo cấy đạt 100% diện tích với cơ cấu giống lúa lai Nhị Ưu 63 và 838 là 307,63 ha, lúa lai N.ưu 69 + HYT 100 là 126,87 ha, lúa thuần chất lượng cao 255,8 ha và các loại giống khác là 9,89 ha. Đến nay, diện tích trà 1 cấy trước ngày 20/6 đang đứng cái làm đòng và trà 2 lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt.

Theo Ngân hàng Đầu tư - phát triển Việt Nam (BIDV), trong khuôn khổ tọa đàm giữa các bộ ngành Campuchia với nhà đầu tư Việt Nam vừa tổ chức tại Campuchia, đã có 11 hợp đồng kinh tế, thỏa thuận hợp tác đầu tư được ký giữa BIDV, Ngân hàng Đầu tư - phát triển Campuchia (BIDC), các doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia.

Trước sự biến động của giá thép trong thời gian qua, ngày 17-8, ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, từ nay tới cuối năm 2009, giá thép trên thị trường có thể có biến động, nhưng không tăng giá đột biến.

Những thủ tục

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa giao chỉ tiêu cho các Bộ, ngành, địa phương sau khi kết thúc giai đoạn 2 của Đề án 30, phải đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa tối thiểu 30% các quy định hiện hành về thủ tục hành chính.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục