Lâm Thượng: Ngô xanh trên đất hai lúa
- Cập nhật: Thứ tư, 25/11/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Với việc chuyển biến mạnh mẽ về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, đưa sản xuất vụ ba trở thành vụ chính để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích. Việc vận động nhân dân trồng ngô trên đất hai lúa, cộng với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cây vụ ba nên cả diện tích và năng suất ngô ở Lâm Thượng, huyện Lục Yên (Yên Bái)năm sau đều cao hơn năm trước.
Đoàn công tác của tỉnh và huyện Lục Yên kiểm tra sản xuất ngô vụ đông ở xã Lâm Thượng.
|
Nằm cách trung tâm huyện Lục Yên (Yên Bái) khoảng 15km, những năm trước đây, đời sống của nhân dân xã Lâm Thượng còn gặp muôn vàn khó khăn bởi 1.187 hộ, 6.030 nhân khẩu có tới trên 97% dân tộc Tày, trình độ dân trí không đồng đều, đường sá đi lại khó khăn... Những nét đặc thù trên đã ảnh không nhỏ đến việc tuyên truyền vận động nhân dân trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt làm cây vụ ba trên đất hai lúa. Tuy nhiên, đó là chuyện của vài năm trước, còn hiện tại, Lâm Thượng đã có bước chuyển mạnh về cây vụ ba, nhất là cây ngô đông.
Nếu như năm 2006 toàn xã chỉ vài ha ngô thì năm 2007, 2008 đã lên tới 141 ha và 2009 tăng lên 208 ha/275 ha đất lúa hai vụ. Kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo kịp thời của huyện cũng như việc sáng tạo trong cách tổ chức chỉ đạo nhân dân trồng ngô trên đất hai lúa của lãnh đạo xã.
Ông Trần Thanh Trúc - Phó chủ tịch UBND xã cho biết: “Khi có kế hoạch, chỉ tiêu giao trồng ngô của huyện, Ban Thường vụ Đảng ủy xã đã thành lập Ban chỉ đạo, họp và triển khai hội nghị cán bộ xã, bí thư, trưởng thôn các thôn bản về việc chỉ đạo nhân dân đăng ký nhận giống ngô có năng suất cao như: NK66, NK4300, ngô nếp và chỉ đạo gặt lúa đến đâu thì làm bầu và trồng ngô đến đó.
Ngoài ra, xã còn phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện mở 19 lớp ở 19 thôn, bản để hướng dẫn kỹ thuật làm vụ ba trên đất hai lúa cho bà con; giao cho Hội Nông dân xã đứng ra tín chấp vay trên 32 tấn phân NPK và đạm để người dân bón phân lót”. Với sự hỗ trợ về giống của tỉnh và huyện cũng như nhận thấy lợi ích của việc trồng cây ngô vụ ba nên vụ đông năm 2009 hầu hết diện tích đất hai lúa đã được nhân dân phủ kín bằng cây ngô. Nhiều thôn làm tốt như: Nà Bẻ, Bản Chỏi, Hin Lạn A…
Ông Hứa Văn Tống - Bí thư chi bộ Nà Bẻ cho biết: “Trước đây vận động nhân dân trồng ngô vụ ba khó lắm! Khó bởi người dân chưa có thói quen trồng ngô, chưa biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất thấp. Hơn nữa, ngô trồng vừa bén rễ thì bị trâu, bò thả rông tàn phá. Tuy nhiên, sau khi xã ra hương ước và quy hoạch xây dựng chuồng trại không thả rông trâu bò; tập huấn cho người dân biết cách trồng ngô vụ ba để lấy nguồn thực phẩm chăn nuôi, thức ăn cho trâu bò vào mùa rét… thì đến nay 100% hộ trong thôn đã trồng ngô vụ ba trên đất hai lúa”.
Chị Nguyễn Thị Lệ ở thôn Nà Bẻ nói: “Mình có 4 sào lúa, gặt tới đâu làm ngô tới đó. Trước đây, cứ vào vụ này là khó khăn trong việc kiếm thức ăn cho lợn, đặc biệt là thức ăn cho trâu, bò nhưng bây giờ thì không lo nữa vì đã có lá ngô rồi”.
Với việc chuyển biến mạnh mẽ về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, đưa sản xuất vụ ba trở thành vụ chính để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích. Việc vận động nhân dân trồng ngô trên đất hai lúa, cộng với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cây vụ ba nên cả diện tích và năng suất ngô ở Lâm Thượng năm sau đều cao hơn năm trước (năng suất đạt bình quân từ 36-37tạ/ha). Ngô nhiều đã thúc đẩy mạnh chăn nuôi, hiện toàn xã đã có 100 hộ chăn nuôi lợn từ 50 -100 con; thu nhập bình quân đầu người đạt từ 4,5 triệu đồng năm 2007 lên 5,3 triệu đồng năm 2009; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 34% năm 2006 xuống còn 12,8% năm 2009.
Hà Tĩnh
Các tin khác
YBĐT - Hết tháng 10.2009, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 5.089 tỷ đồng, tín dụng trung, dài hạn chiếm 55,16%. Vốn tín dụng ngân hàng tiếp tục đầu tư cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng, cho vay hộ nghèo...
YBĐT - Mù Cang Chải (Yên Bái) có 91% đồng bào Mông sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức về pháp luật còn nhiều hạn chế, tập quán canh tác lạc hậu, tình trạng phát nương làm rẫy còn phổ biến, người dân sống chủ yếu vào rừng và khai thác tài nguyên rừng là chính. Vì thế, công tác quản lý bảo vệ, phòng chống cháy rừng (PCCR) ở Mù Cang Chải vẫn là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết.
Khách hàng sẽ được giảm giá khi mua bằng thẻ Flexicard là 350 đồng/lít đối với xăng và diezen; 250 đồng/lít đối với dầu hoả so với giá bán lẻ niêm yết.
YBĐT – Mới bắt đầu vào đầu đông, nhưng trong các vườn, triền đồi từ Cát Thịnh, thị trấn Trần Phú đến Thượng Bằng La của huyện Văn Chấn (Yên Bái) vàng rực một màu cam chín. Năm nay, người trồng cam có vẻ phấn khởi hơn năm trước bởi thời tiết thuận lợi, giá cam cũng khá hơn năm ngoái, bên cạnh niềm vui ấy, người trồng cam vẫn còn nhiều điều trăn trở.