Trăn trở Túc Đán

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/12/2009 | 10:21:19 AM

YBĐT - Cả xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) có khoảng 260 ha đất gieo trồng cây lương thực thì chỉ có 67,3 ha ruộng nước, trong đó 30 ha có thể cấy được 2 vụ lúa. Sau vụ lúa mùa sang tiết hanh khô là đất bỏ trắng hàng tháng trời. Khả năng tưới của công trình thủy lợi Háng Tàu, Pá Te chỉ có thể tưới được cho nửa diện tích ruộng có thể cấy lúa xuân. Thế nhưng, không phải ăn tết xong ai cũng ra đồng làm đất gieo cấy lúa xuân.

Nông dân huyện Trạm Tấu làm đất chuẩn bị cho gieo cấy lúa xuân năm 2010. (Ảnh: Mạnh Cường)
Nông dân huyện Trạm Tấu làm đất chuẩn bị cho gieo cấy lúa xuân năm 2010. (Ảnh: Mạnh Cường)

Năm 2008, cả xã chỉ cấy được 10 ha và năm 2009 cấy 21 ha. Tác động của thời tiết khắc nghiệt ở đây, đã là năng suất lúa chẳng được bao nhiêu, sản lượng lúa của toàn xã năm nay đã tính cả lúa thu hoạch gần 115 ha nương vẫn chưa đạt tới con số 500 tấn và tổng sản lượng lương thực có hạt của toàn xã đạt trên dưới 600 tấn.
Kết quả này được đánh giá là cao hơn những năm trước đây gần 40 ha về diện tích và tăng rất cao về sản lượng. Đó cũng là cố gắng, là quyết tâm rất lớn của huyện Trạm Tấu và hệ thống chính trị ở Túc Đán.

Để khắc phục khó khăn về lương thực, huyện đã phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên môn bám địa bàn, cùng với chính quyền và các đoàn thể ở xã vận động nhân dân củng cố thủy lợi, làm ruộng nước, trồng ngô đưa giống đậu tương, cây lạc vào trồng thí điểm. Nhưng làm thay đổi tập quán canh tác của một địa bàn có 90% đồng bào Mông là việc làm cần có thời gian và kiên trì.

Trong đó, phải tập trung rà soát diện tích, họp dân để tuyên truyền và đăng ký diện tích gieo trồng ở từng thôn, bản. Cán bộ kỹ thuật đến tận ruộng để “cầm tay chỉ việc”, đoàn viên tình nguyện làm mẫu để đồng bào học tập. Nhờ đó, diện tích lúa vụ xuân, vụ mùa và cây ngô đã tăng lên theo từng năm. Ông Giàng A Lử - Phó chủ tịch UBND xã Túc Đán cũng nhận thấy việc làm chuyển biến, tập quán sản xuất cách thức làm ăn thật không dễ dàng. Dù đã được cấp giống, phân bón, được hướng dẫn kỹ thuật, nhưng làm một vụ, hai vụ thành công đồng bào vẫn chưa coi đó là việc cho chính bản thân họ.

Ngay cả việc chăm lo bảo vệ những cánh rừng đã gắn bó với cuộc sống của đồng bào bao đời nay vẫn là điều hết sức nan giải. Nhiều năm qua, diện tích rừng đã dần bị thu hẹp bởi “lâm tặc” cùng với sự tham gia của chính người dân trong xã. Cho dù gần đây, đồng bào đã trồng mới được gần 400 ha rừng, riêng năm 2009 trồng 150 ha, khoanh nuôi gần 1.300 ha và tham gia bảo vệ rừng phòng hộ, nhưng để kinh tế rừng ở Túc Đán phát triển được cũng là vấn đề đặt ra.

Vẫn bởi tư tưởng trông chờ, sẵn gỗ rừng chặt mang đi bán để lấy tiền luôn tồn tại trong mỗi người dân nơi đây. Hậu quả do phá rừng đã rõ, song để làm cho người dân tự giác bảo vệ rừng, biết trồng rừng để phát triển kinh tế luôn được huyện và xã luôn trăn trở và dành nhiều sự quan tâm. Gần đây, công tác phòng chống cháy rừng luôn là vấn đề "nóng" luôn được nhắc đến ở các cuộc họp của xã, thôn, bản, được nói đi nói lại với dân bản, nhất là vào giai đoạn hanh khô như hiện nay.

Ở Túc Đán, Ban Quản lý bảo vệ rừng đã kiện toàn với sự tham gia của 15 - 20 người, triển khai các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và thường xuyên tuần tra canh gác, cảnh báo cấp độ cháy rừng ở các trọng điểm. Nhờ đó, các vụ cháy rừng giảm hẳn, năm 2008 xảy ra một vụ cháy ở thôn Làng Linh, giáp ranh với xã bạn, năm 2009 chưa xảy ra vụ cháy nào.

Theo ông Nguyễn Phúc Cường -  Phó chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu: Túc Đán giáp với thị xã Nghĩa Lộ, thuận đường vận chuyển nên với trên 3.200 ha đất trống hiện có, nếu quy hoạch và làm cho đồng bào hiểu được giá trị của trồng rừng thì nơi đây sẽ hình thành vùng cung cấp gỗ nguyên liệu phục vụ chế biến, mang lại hiệu quả từ kinh tế rừng, đồng thời có thể trồng cỏ, tạo nơi chăn thả chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa.

Năm 2009, được sự đầu tư của Nhà nước, gần 13 km đường theo Nghị quyết 30a đã mở, việc đi từ bản Pá Te đến Tà Chử, Tống Trong, Tống Ngoài và các bản khác của xã đã thuận lợi hơn. Tới đây, có công trình thủy lợi, cánh đồng Nậm Tộc có thể nâng diện tích cấy lúa nước. Vụ xuân 2010, xã Túc Đán phấn đấu cấy 25 ha lúa, mở rộng diện tích trồng ngô, tiến bộ KHKT tiếp tục được người dân áp dụng. Những mục tiêu đó là điều kiện góp phần tạo ra những chuyển biến quan trọng ở mảnh đất vô cùng khó khăn ở huyện vùng cao này.

Minh Quang

Các tin khác

YBĐT - Năm 2009, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Yên Bái đã chủ động tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường... Nhờ vậy, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 ước đạt 2.350 tỷ đồng, tăng 32% so cùng kỳ.

YBĐT - Hội đồng nhân dân huyện Lục Yên (Yên Bái) khóa XVIII vừa tiến hành kỳ họp thứ 16 đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2009 và thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2010.

Ngày 30-12, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, các mặt hàng tôm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản có thể sẽ được hưởng thuế suất chỉ còn 0% do Việt Nam đã tiến hành đàm phán hiệp định với Nhật Bản về xuất nhập khẩu thủy sản.

Gian hàng Việt Nam tại Hội chợ triển lãm ASEAN-TQ luôn đông nghịt khách.

Với sự tăng trưởng trở lại của thương mại song phương Việt Nam- Trung Quốc những tháng cuối năm 2009, mục tiêu kim ngạch thương mại Việt-Trung đạt 25 tỷ USD vào năm 2010 là có thể đạt đượcNăm 2010, kim ngạch thương mại Việt-Trung có thể đạt 25 tỷ USD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục