Tổng kiểm tra các doanh nghiệp, đại lý sữa trên toàn quốc

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/1/2010 | 7:52:09 AM

Bộ Tài chính vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá sữa tại địa phương mình, bao gồm chỉ đạo các cơ quan tiến hành kiểm tra ngay các doanh nghiệp sữa và các đại lý trên địa bàn; đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý giá, thực hiện các biện pháp về kinh tế, hành chính theo thẩm quyền...

Ảnh chỉ mang tính minh họa
Ảnh chỉ mang tính minh họa

>> Trẻ em “khát” vì giá sữa cao 
>> Sữa lại tăng giá mới vì lý do cũ
>> Giật mình về giá sữa ngoại tại Việt Nam

Ngày 12/1, Bộ Tài chính đã phát đi công văn hoả tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giám đốc các Sở Tài chính, Công Thương, Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường; Cục trưởng Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương  về việc quản lý giá mặt hàng sữa bột.

Bộ Tài chính nhấn mạnh, ngày 01/12/2009 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 2008/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bình ổn thị trường và phục vụ Tết nguyên đán Canh Dần năm 2010; Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-BTC ngày 31/12/2009 về việc bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần 2010. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, một số mặt hàng sữa bột đã tăng giá bán, gây tâm lý không tốt đến người tiêu dùng và dư luận xã hội.

Trước tình hình trên, Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Quản lý thị trường, Sở Tài chính, Công Thương, Cục Thuế và các ban ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra giá các hàng hoá nói chung và mặt hàng sữa nói riêng, kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về quản lý giá, bán hàng hoá, dịch vụ theo đúng giá; việc đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết và công khai thông tin về giá hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, không để các doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng tăng phí tuỳ tiện, trái pháp luật.

Riêng đối với mặt hàng sữa, Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá sữa trên địa phương, bao gồm việc chỉ đạo các cơ quan tiến hành kiểm tra ngay các doanh nghiệp sữa và các đại lý trên địa bàn về thực hiện kết quả thanh tra tài chính và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

Bộ cũng đề nghị UBND các tỉnh kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý giá, thực hiện các biện pháp về kinh tế, hành chính theo thẩm quyền gồm: quyết định đình chỉ thực hiện các mức giá hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp đã quyết định và yêu cầu thực hiện các mức giá trước khi có biến động bất thường; Phạt cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi chênh lệch giá do tăng giá bất hợp lý hoặc tăng giá do tăng phí hoa hồng, phí quảng cáo so với quy định hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; Tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý giá; kiểm soát chi phí, cơ cấu hình thành giá của các doanh nghiệp sữa, kiểm tra việc niêm yết giá.

Bộ còn yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt... theo quy định; không để xảy ra tình trạng đột biến về giá tại địa phương.

Các Sở Tài chính có trách nhiệm báo cáo nhanh về tình hình và kết quả kiểm tra, thanh tra, tình hình thị trường, giá sữa tại các địa phương hiện nay và gửi về Bộ Tài chính trước ngày 20/01/2010.

(Theo VnMedia)

Các tin khác

Ngày 11-1, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì cuộc họp nóng bàn về các chủ trương, giải pháp đẩy mạnh kiểm dịch, kiểm soát nông sản nhập khẩu. Trong đó, tập trung vào việc ngăn chặn các loại nội tạng động vật tràn qua biên giới phía Bắc đang trở thành vấn đề nóng hiện nay.

Mục tiêu của Đề án là đến năm 2015, 25-30% nông sản phải được tiêu thụ qua hợp đồng và con số này là 45-50% vào 2020.

Đến 2015, 50% chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được nâng cấp, cải tạo và xây mới; 100% chợ trung tâm của huyện được kiên cố hóa; 30% thị trấn có loại hình tổ chức phân phối quy mô nhỏ và vừa.

Chăn nuôi bò thả rông ở vùng cao rất dễ xảy ra tình trạng phối giống cận huyết làm ảnh hưởng đến chất lượng đàn bò.

YBĐT - Các giống vật nuôi bản địa là một bộ phận quan trọng của đa dạng sinh học, nó là tài sản quí giá hiện đang phát huy ý nghĩa kinh tế, đặc biệt là các giống thuần thích nghi với điều kiện sinh thái địa phương đồng thời còn là nguyên liệu phục vụ cho công tác lai tạo giống trước mắt và sau này.

Năm 2009, thôn Làng Mảnh, xã Tà Si Láng, huyện Trạm Tấu Thực hiện tốt Đề án phát triển ngô hàng hóa trên các diện tích nương rãy của người dân địa phương.

YBĐT - Thời điểm những ngày đầu năm 2010, đến bất kỳ địa phương nào cũng gặp những cánh đồng ngô bát ngát đang cho thu hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục