Vân Hội: Nuôi cá lồng là cơ hội làm giàu

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/6/2010 | 2:54:25 PM

YBĐT - Với hơn 200 ha mặt nước hồ, chiếm 1/4 diện tích tự nhiên toàn xã, trong những năm qua, xã Vân Hội (huyện Trấn Yên) đã khai thác tiềm năng thế mạnh này để phát triển nghề nuôi cá lồng đem lại thu nhập cao cho người dân.

Người dân xã Vân Hội chăm sóc cá lồng.
Người dân xã Vân Hội chăm sóc cá lồng.

Là một trong những hộ có mức sống khá giả trong thôn Khe Mon, ông Đỗ Xuân Lùng đã có thâm niên 16 năm trong nghề nuôi cá lồng. Với 2 lồng cá, nuôi theo hình thức gối vụ, chu kỳ nuôi khoảng 12 tháng, bình quân mỗi lồng cá cũng cho thu nhập trên 16 triệu đồng.

Ông Lùng cho biết: “Chi phí cho nuôi cá lồng không tốn nhiều như nuôi lợn và các loại gia cầm khác, nếu tính toán chi ly còn lãi gấp 2 - 3 lần, bởi thức ăn chủ yếu là rong vớt ở hồ, cỏ voi và lá sắn. Con giống tự chủ động được bởi gia đình có 2 ao để ương nuôi cá bột và cá hương đến khi đủ thời gian và trọng lượng sẽ chuyển ra nuôi lồng. Chỉ có điều là nuôi theo hình thức truyền thống này thì thời gian dài hơn. Song, cá lồng ở đây đã có tiếng, chỉ cần một cuộc điện thoại báo là thương lái đã đến từ ngày hôm trước để đặt hàng. Cũng bởi cái tiếng là cá ngon, thương lái mua bán không kỳ kèo mặc cả nên gia đình không muốn chuyển sang nuôi theo hình thức bán công nghiệp".

Gia đình bà Chu Thị Bình, thôn Khe Mon cũng vậy, nuôi cá từ những năm 1994 đến nay, do ít nhân lực nên gia đình bà cũng chỉ nuôi được 2 lồng cá. Vì bận bịu với công việc làng, xã nên thời gian nuôi của gia đình thường hơn 1 năm mới có thể xuất bán. Bà Bình cho biết: "Trước đây, gia đình chỉ có 1 lồng cá, chủ yếu là cải thiện bữa ăn hàng ngày. Sau đó, phong trào nuôi cá phát triển mạnh, gia đình đầu tư thêm một lồng nữa, dù bận song nuôi cá lồng cũng không tốn nhiều công, chi phí không đáng kể so với nuôi lợn, gia cầm. Do vậy, gia đình đã chuyển hẳn mục tiêu sang nuôi cá". Chỉ cần một buổi sáng ra đầm vớt rong có thể đủ cho cá ăn 2 ngày.

Nuôi cá cũng không có dịch bệnh nhiều như lợn, gà và nếu có bệnh thì cũng chỉ là bệnh đơn giản, chữa được. 16 năm nuôi cá lồng, gia đình bà đã có cuộc sống tương đối đầy đủ, có điều kiện để tích lũy và lo cho con cái ăn học. Gia đình anh Bùi Văn Trường, thôn Cây Si chưa có thâm niên nuôi cá lồng, song nhờ biết tính toán, cộng với việc bỏ công sức đầu tư lớn vào con cá nên hơn 6 năm nuôi cá lồng, anh cũng tạo cho mình một nguồn tích lũy đáng kể. Cuối tháng 5 vừa qua, gia đình anh xuất bán một lồng cá, thu về trên 16 triệu đồng. Dự tính cuối năm nay sẽ bán tiếp lồng cá còn lại để dồn tiền sang năm xây ngôi nhà mới khang trang hơn.

Hiện nay, Vân Hội đã có 137 hộ nuôi cá lồng với 245 lồng cá, bình quân mỗi năm xã cũng thu về gần 2 tỷ đồng. Nghề nuôi cá lồng đã mở ra cơ hội thoát nghèo và làm giàu cho người dân, nhất là những hộ vùng ven đầm có ít diện tích lúa.

Chỉ vào những ngôi nhà xây khang trang, ông Nguyễn Văn Thế - Chủ tịch UBND xã cho biết, tất cả đều từ cá lồng mà có. Không chỉ có vậy, những con đường làng rộng mở, những công trình phúc lợi công cộng đều có sự đóng góp bằng tiền bạc của những hộ nuôi cá lồng. Nuôi cá lồng thực sự đã trở thành một hướng đi đúng trong công tác xóa đói giảm nghèo cho địa phương, góp phần đáng kể vào việc giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã xuống còn 5,42%, nâng tỷ lệ hộ khá giàu lên trên 50%.

Để khuyến khích phong trào nuôi cá lồng, xã sẽ chọn 10 hộ để thử nghiệm nuôi cá theo hình thức nuôi bán công nghiệp. Với hình thức này, bình quân mỗi năm 1 lồng cá có thể xuất bán 2 lứa và lãi sẽ gấp đôi so với hình thức nuôi truyền thống. Xã sẽ tăng cường trợ giúp kiến thức KHKT, tạo điều kiện cho các hộ nuôi theo phương pháp mới được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi trong khoảng thời gian dài hơn. Từ những mô hình này, Vân Hội sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm để nhân rộng quy mô sản xuất.

Thanh Tân

Các tin khác

YBĐT - Trạm Tấu (Yên Bái) những ngày này, nông dân đang tấp nập xuống đồng gặt lúa vụ xuân, đồng thời tích cực làm đất trên những thửa ruộng đã thu hoạch và diện tích ruộng một vụ để chuẩn bị cho sản xuất vụ mùa.

Đồng bào Mông xã Trạm Tấu (huyện Trạm Tấu) tham gia khai hoang làm ruộng bậc thang tại khu vực thôn Mo Nhang.     (Ảnh: Mạnh Cường)

YBĐT - Xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) có 8 thôn, bản, trong đó thôn Giàng La Pán có 99/100 hộ đồng bào công giáo. Cách đây chừng 10 năm, vì chưa có đường giao thông thuận tiện, chưa có điện lưới quốc gia nên người dân Bản Mù đời sống khó khăn và có thời điểm như năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 80%. Khó khăn chồng chất khó khăn song Bản Mù đã từng bước phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, dần dần đổi thay.

Khai thác, chế biến và tiêu thụ gỗ rừng trồng đã đóng góp quan trọng cho kết quả thu ngân sách tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Quang Thiều)

YBĐT - Đến hết tháng 5, Chi cục Thuế thành phố Yên Bái thực hiện thu cân đối ngân sách đạt 61,37 tỷ đồng, bằng 54% dự toán cả năm và bằng 48% dự toán phấn đấu của thành phố, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2009.

Công nhân Công ty Điện lực Yên Bái sửa chữa bảo dưỡng đường điện.

YBĐT - Hiện nay, điện lưới quốc gia đã phủ kín 100% các thôn, bản của huyện Trấn Yên (Yên Bái), trong đó 97% số hộ được sử dụng điện. Có điện lưới đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thiếu điện đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Giải bài toán thiếu điện không phải chỉ riêng ngành điện, mà đó là vấn đề của toàn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục