Phát triển đàn đại gia súc ở Văn Chấn: Phải chú trọng nguồn giống và vệ sinh phòng bệnh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/6/2010 | 2:48:51 PM

YBĐT - Huyện Văn Chấn (Yên Bái) có truyền thống sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, tỷ trọng lâm nghiệp của huyện chiếm gần 40% cơ cấu kinh tế. Với trên 80% lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp của Văn Chấn phát triển mạnh, trong đó chăn nuôi đại gia súc là một trong những thế mạnh góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo ở địa phương.

Vùng đồng bào mông giờ đây đã thực hiện việc làm chuồng nuôi nhốt gia súc bảo đảm vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh.
Vùng đồng bào mông giờ đây đã thực hiện việc làm chuồng nuôi nhốt gia súc bảo đảm vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh.

Thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc

Với diện tích tự nhiên 120.000 ha, trong đó đồi núi chiếm 3/4 diện tích, nhân dân có truyền thống và kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, những năm trước đây, chăn nuôi đại gia súc luôn gắn lền với quá trình canh tác lúa nước của nhân dân. Đàn đại gia súc của huyện luôn duy trì số lượng ổn định 20.000 con. Tuy nhiên, cùng với quá trình cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp và việc mở rộng diện tích đất canh tác đã cản trở không nhỏ đến quá trình phát triển đàn gia súc của địa phương.

Nhận thức được tiềm năng, thế  mạnh và những khó khăn trong phát triển chăn nuôi, bước vào nhiệm kỳ 2005 - 2010, huyện Văn Chấn đã chủ trương đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, trong đó tăng đàn gia súc lên 35.000 con. Ngoài việc triển khai quy hoạch khu vực chăn thả gia súc tập trung tại các xã vùng cao, huyện đã xây dựng và thực hiện các chương trình bảo vệ và phát triển chăn nuôi đại gia súc như tiêm phòng vác-xin, tăng đàn cơ học. Trong 4 năm từ 2005 - 2010, đàn gia súc của huyện đã tăng lên trên 30.000 con.

Khó khăn và thử thách

Chủ trương phát triển đàn gia súc của huyện đã mở ra nhiều mô hình chăn nuôi mới, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế việc đầu tư phát triển đàn gia súc mới chỉ giúp đỡ những người dân nguồn vốn và con giống, tức mới chỉ cung cấp “con cá” mà chưa tính đến chuyện cung cấp cho họ “cần câu”, đó là giáo dục, tuyên truyền thay đổi lối tư duy cũ, lạc hậu bấy nay. Do đó, việc thả rông gia súc vẫn còn khá phổ biến.

Nhiều hộ chăn nuôi chưa quan tâm đến công tác vệ sinh, phòng bệnh, phòng chống rét và tích trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông giá. Mặt khác, chương trình tăng đàn gia súc theo địa phương pháp cơ học của huyện vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh, gây thiệt hại không nhỏ đến đời sống kinh tế và ảnh hưởng xấu đến tâm lý người dân. Một minh chứng rõ ràng là đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2008 đã làm trên 2.000 đại gia súc chết, dịch lở mồm long móng, dịch tụ huyết trùng vẫn bùng phát ở một số địa phương làm một số trâu, bò bị nhiễm bệnh.

Bài học rút ra

Tổn thất do dịch bệnh, đói rét đã để lại cho nhân dân những bài học kinh nghiệm lớn. Ngoài việc thay đổi thói quen thả rông gia súc, chủ động tích trữ thức ăn, phòng chống rét trong những ngày đông giá lạnh thì công tác vệ sinh, phòng chóng dịch bệnh là yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ và tăng trưởng đàn gia súc. Trước thực trạng đó, thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện lần thứ 18 (nhiệm kỳ 2005 - 2010), năm 2010, huyện có chủ trương tăng thêm 5.000 con gia súc, trong đó 3.500 con bằng phương pháp cơ học.

Thực hiện chương trình này, ngay từ đầu năm 2010, huyện đã triển khai nhiều biện pháp, đẩy mạnh chương trình chăn nuôi gia súc theo hướng bán công nghiệp. Ngoài việc vận động tích trữ thức ăn trong mùa rét bằng cách làm cây rơm, huyện còn hỗ trợ các xã vùng cao phát triển cây cỏ voi. Các chương trình vệ sinh, tiêm phòng dịch bệnh được đẩy mạnh. Để hạn chế nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc nhập về, huyện đã xúc tiến tìm kiếm các đơn vị cung ứng giống bảo đảm tiêu chuẩn, xây dựng các bãi tiếp nhận, chăn nuôi cách ly để kiểm tra, đề phòng dịch bệnh phát sinh trước khi cung cấp cho nhân dân.

Phát triển đàn gia súc là một chủ trương đúng đắn, hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, bởi đàn đại gia súc là vật nuôi có giá trị lớn, có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu, sử dụng nguồn thức ăn dồi dào, sẵn có và tương đối rẻ tiền. Tuy nhiên, để đàn gia súc phát triển ổn định và có chất lượng, nhân dân cần thay đổi hẳn thói quen chăn nuôi truyền thống, kết hợp chăn nuôi sử dụng thức ăn tự nhiên với chăn nuôi bán công nghiệp.

Đặc biệt, phải chú trọng công tác lựa chọn nguồn giống và vệ sinh phòng bệnh. Nếu làm tốt công tác này thì dù tăng trưởng tự nhiên hay tăng trưởng cơ học, phát triển đàn gia súc ở Văn Chấn sẽ bền vững, phát huy tối đa thế mạnh của địa phương, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế hàng năm.

Trần Van

Các tin khác
Giá vàng tăng 20.000 đồng mỗi chỉ.

Sáng nay (18/6), giá vàng trong nước đã tăng tới 20.000 đồng/chỉ, lên mức 2,833 triệu đồng/chỉ. Nguyên nhân chính là do giá vàng thế giới lên mạnh và đạt mức kỷ lục mới.

Giá vàng tăng 20.000 đồng mỗi chỉ.

Sáng 18/6, giá vàng trong nước đã tăng tới 20.000 đồng/chỉ, lên mức 2,833 triệu đồng/chỉ. Nguyên nhân chính là do giá vàng thế giới lên mạnh và đạt mức kỷ lục mới.

Được mùa lúa chiêm. (Ảnh: H.N)

YBĐT - Về Làng Mang những ngày này, đang là mùa thu hoạch, vậy mà trên khắp các cánh đồng vẫn im lìm bởi những diện tích vì quá khô hạn không thể gieo cấy, giờ cỏ dại đã dày đặc. Thế nhưng, chỉ cần bước chân ra đến cánh đồng bán ngập của hồ Thác Bà nằm giữa hai thôn Làng Ven và Làng Mang, xã Minh Tiến (Yên Bái) thì ai cũng phải ngỡ ngàng, bởi không khí thu hoạch đang diễn ra rầm rộ hơn bất cứ khi nào.

Phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu chuyển sang vay USD có lãi suất thấp hơn.

Các ngân hàng đang xoay trở để có thêm nhiều khách hàng đến vay tiền, vì những tháng đầu năm tín dụng không tăng cao như mong đợi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục