Điệp khúc sữa tăng lại tái diễn

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/8/2010 | 7:54:01 AM

Sau đợt đồng loạt tăng giá vào đầu năm 2010, từ trung tuần tháng 7 và đầu tháng 8, nhiều hãng sữa đã tiếp tục thông báo tăng giá bán của mặt hàng này. Nguyên nhân của các công ty đưa ra rất đơn giản và quen thuộc “tỷ giá và nguyên liệu đầu vào tăng cao”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Liên tục tăng giá

Theo thông báo của các đại lý, kể từ đầu tháng 8 này, 14 sản phẩm sữa được phân phối bởi Công ty TNHH Nam Dương (nhà phân phối sữa XO Hàn Quốc) sẽ được điều chỉnh tăng giá từ 2,5 - 5%.

Theo bảng thông báo giá mới này, sữa bột XO Mom 400g sẽ được bán ra thị trường với giá là 171.000 đồng/hộp, sữa bột XO1 loại 400g có giá 183.000 đồng… tăng khoảng 5%. Sữa bột XO2 800g giá mới là 342.000 đồng, sữa bột XO3 800g giá 369.000 đồng (tăng 3%)…

Trước đó, hàng loạt  các công ty sữa cũng đang điều chỉnh tăng giá khoảng 10% kể từ 19/7. Cụ thể, sữa Dumex Mama Gold step 0 loại hộp 800 gr tăng từ 212.000 đồng lên 233.000 đồng/hộp; sữa Dugro Gold 2 hộp 800 gr tăng từ 298.000 đồng lên 328.000 đồng/hộp. Thậm chí, sữa Dugro Gold 3 hộp 1,5 kg tăng thêm tới 44.000 đồng/hộp, giá từ 454.000 đồng lên 499.000 đồng/hộp... Các loại sữa Dulac cũng tăng giá mạnh. 
 
Bà Thanh, chủ đại lý sữa tại Trường Chinh cho biết, trong vài ngày gần đây các hãng sữa liên tục tăng giá với mức tăng khoảng 5 – 10%. Theo giải thích của các công ty sữa là do áp lực từ việc tăng giá của rất nhiều yếu tố đầu vào trong thời gian qua, trong đó có biến động tỷ giá.

Việc tăng giá bất ngờ của các hãng sữa mặc dù chưa ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu thụ của cửa hàng, tuy nhiên nhiều của khách hàng quen thuộc đến mua luôn đặt câu hỏi “sao đắt thế”. Nếu trong thời gian tới mặt hàng này tiết tục tăng thêm thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh, bà Thanh cho biết.

Sữa tăng bất hợp lý

Như một tiền lên, lần nào cũng vậy, mỗi đợt tăng giá sữa là các doanh nghiệp đều đưa ra một nguyên nhân rất quen thuộc và thâm chí nhiều khách hàng không hỏi cũng có thể biết (tăng chủ yếu là do giá chi phí nguyên vật liệu và USD tăng). Đây là nguyên nhân mới đầu nghe có vẻ có lý, tuy nhiên nếu phân tích kỹ người tiêu dùng có thể thấy rằng đang rất bất hợp lý.

Điển hình, có thể trong đợt tăng giá đầu tháng 7/2010, nhiều hàng sữa đã công bố mức tăng giá từ 5 - 10% đối với các sản phẩm sữa bột và sữa nước, khi đây giá USD hiện là khoảng 19.100 đồng/USD.

Sau một tháng các công ty lại cho tăng giá sữa lên bình quân khoảng 10, giá USD hiện tại của đầu tháng 8 giao dịch phổ biến khoảng 19.098 đồng/USD, giảm 2 đồng so với đầu tháng 8. Điều này đã chứng minh lên một nghịch lý trong các giải thích của công ty sữa Việt Nam.

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, bà Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương cho biết, sự biến động của giá USD sẽ làm thay đổi giá sữa. Tuy nhiên, nó chỉ tác động rất nhỏ vì yếu tố cấu thành nên giá của mặt hàng này gồm có: giá nguyên liệu, chi phí đầu vào,…Vì vậy, việc giải thích của các doanh nghiệp về giá sữa tăng là do đồng USD tăng là không hợp lý, chưa nói đến rằng giá của đồng này trong vài ngày gần đây đang có xu hướng giảm.

Còn theo đại diện của Cục Quản lý giá Bộ Tài chính, hiện giá sữa tăng cao như vậy là do chi phí quảng cáo và tiếp thị của các công ty đang chiếm một phần khá nhiều. Thực tế nhiều doanh nghiệp sữa ngoại đã dùng tới trên 60% tổng chi phí để quảng cáo, tiếp thị. Nếu muốn hạ được được giá sữa, chi phí quảng cáo và tiếp thị phải được khống chế ở mức chỉ khoảng 10% doanh thu thì giá thành sữa ngoại ở Việt Nam có thể giảm được tới đáng kể.

Theo một cuộc khảo sát của Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) hồi giữa năm 2009 của hơn 100 loại sữa khác nhau thuộc khoảng 10 hãng sữa nước ngoài như Abbott, Mead Jonhnson, Nestle, Dumex, Friso, XO, Dutch Lady...cho thấy, giá sữa bột nguyên hộp nhập khẩu ở Việt Nam so với các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaysia, Indonesia nhìn chung là cao hơn từ 20 - 60%, cá biệt có trường hợp cao hơn từ 100 - 150%.

Cụ thể, đối với sữa Ensure Gold của hãng Abbott nhập khẩu từ Mỹ, giá ở một số siêu thị được khảo sát tại một số địa điểm giá cao hơn ở Thailan 20 - 30%, sữa Enfa Grow A+ của hãng Mead Jonhson cao hơn giá ở Malaysia khoảng 50%,  Enfa Grow 3A+ cao hơn giá ở Thái Lan 60%.

Đặc biệt, đối với nhãn hàng Dumex được nhập khẩu bán tại nhiều nước thì giá sữa ở Việt Nam cao hơn giá ở các nước Thailan, Malaysia, Indonesia từ 100 - 150%. Sữa Friso nhập khẩu từ Hà Lan giá nhập khẩu cũng cao hơn so với các nước trong khu vực từ 50 - 60%...

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Ông Chu Đình Hà ở thôn Đồng Danh xã Minh Quân (Trấn Yên) chăm sóc thanh long.

YBĐT - Với chức năng là tổ chức tập hợp vận động, giáo dục hội viên nông dân phát huy quyền làm chủ, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân, những năm qua, Hội Nông dân huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy của người nông dân trên địa bàn.

YBĐT - Nhằm giúp hội viên nông dân nâng cao hiệu quả cây trồng, vật nuôi, từ đầu năm 2010, các cấp Hội Nông dân đã phối hợp với các ban, ngành, chính quyền địa phương tổ chức mở 300 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho 15.000 lượt hội viên nông dân, đạt 37,5% chỉ tiêu.

YBĐT - Huyện Lục Yên (Yên Bái) hiện có trên 26.000 ha rừng tự nhiên, trong đó: 14.600 ha rừng tự nhiên phòng hộ, 12.000 ha rừng sản xuất. Xác định rừng là tài nguyên quý giá, việc làm tốt công tác bảo vệ rừng cũng là bảo vệ môi trường sống, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển, những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ (QLBV) rừng, phòng chống cháy rừng của Lục Yên luôn được coi trọng.

Người tiêu dùng cắn răng chấp nhận giá sữa tăng liên tiếp.

Đây là lần tăng giá khá "khôn ngoan" của các hãng sữa khi mức tăng không quá ồn ào lại vừa lách được quy định quản lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục