Hiệu quả từ mô hình thâm canh ngô 2 vụ ở trạm tấu
- Cập nhật: Thứ ba, 10/8/2010 | 3:09:31 PM
YBĐT - Gieo trồng lúa nương là tập quán canh tác lâu đời của người nông dân huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và là nguồn lương thực chính của bà con trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Do người nông dân vùng cao chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất thâm canh 2 vụ lúa nước, mà mới chỉ dừng lại ở việc gieo trồng một vụ lúa mùa và một vụ lúa nương trong năm, nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
Tổng kết mô hình thâm canh ngô 2 vụ ở Trạm Tấu cho thấy thu nhập từ ngô cao gấp 6 lần trồng lúa nương.
|
Đồng thời việc gieo trồng lúa nương liên tục nhiều năm trên một diện tích làm cho nguồn dinh dưỡng trong đất bị khai thác cạn kiệt mà không có kế hoạch đầu tư các nguồn phân bón để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Một nguyên nhân nữa là do trình độ dân trí thấp, là không có điều kiện kinh tế để đầu tư phân bón, kết hợp với việc rừng bị tàn phá nặng nề, diện tích đất gieo trồng lúa nương bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng. Chính vì vậy việc gieo trồng lúa nương trong những năm gần đây không đạt hiệu quả hoặc năng suất đạt rất thấp chỉ vài tạ /ha/ năm.
Xuất phát từ những lý do trên cộng với việc tuyên truyền vận động tích cực của cán bộ khuyến nông trong công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật thâm canh các loại cây trồng, vật nuôi cho bà con nông dân vùng cao vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích, vừa bổ sung nguồn dinh dưỡng trở lại cho đất khi được đầu tư thâm canh đầy đủ các loại phân vô cơ, hữu cơ theo đúng quy trình kỹ thuật. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Trạm Khuyến nông Trạm Tấu sau đã thu được nhiều thành công từ các mô hình trình diễn được xây dựng tại các xã trong huyện. Đến nay, diện tích lúa xuân đã tăng lên 650 ha; lúa mùa tăng lên 1.100 ha với năng suất bình quân đạt trên 45 tạ/ ha.
Từ những thành công của mô hình trình diễn ngô 2 vụ, đến nay diện tích ngô xuân đã tăng lên 1.300 ha, 684 ha ngô vụ hè thu với năng suất bình quân đạt trên 25 tạ/ha và thành công ở nhiều các loại cây trồng, vật nuôi khác. Có được những thành công đó là do sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, của thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Trạm Tấu đã tạo mọi điều kiện cho nông dân được thăm quan thực tế, được học hỏi kinh nghiệm từ các hội thảo, hội nghị đầu bờ để áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
Tuy nhiên, bên cạnh thành công trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật thâm canh các loại cây trồng, vật nuôi khác, thì huyện vẫn còn trên 1000 ha diện tích gieo trồng lúa nương kém hiệu quả tại các xã với năng suất đạt rất thấp, trung bình đạt 7 - 9 tạ/ha/năm, tính ra thu nhập trên 1 ha đạt khoảng 5 triệu đồng/năm chưa trừ chi phí về giống, công lao động. Như vậy, việc gieo trồng một vụ lúa nương trong năm cho năng suất thấp, tốn nhiều công lao động, hiệu quả kinh tế thấp hơn nhiều so với gieo trồng thâm canh các loại cây trồng khác.
Để giải quyết vấn đề này, trong vụ xuân năm 2010, Trạm Khuyến nông Trạm Tấu đã tham mưu cho UBND huyện sử dụng nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp xây dựng mô hình thâm canh ngô lai 2 vụ trên đất lúa nương kém hiệu quả với diện tích 3 ha cho 10 hộ tham gia thực hiện tại thôn Đầu Cầu - xã Xà Hồ, giống trong mô hình là LVN10. Thời gian triển khai tập huấn hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật và bắt đầu gieo trồng từ ngày 25/3 đến ngày 04/4 năm 2010, thời gian thu hoạch từ 10 đến 15 tháng 7 năm 2010.
Thâm canh ngô theo đúng quy trình kỹ thuật, cây ngô sẽ có bộ rễ khoẻ, có thân lá tốt trải đều tận dụng được ánh sáng mặt trời tăng khả năng quang hợp cho cây trồng, giảm được sự bốc hơi bề mặt, nhất là trong giai đoạn hiện nay khí hậu thường nắng nóng khô hạn kéo dài. Trồng ngô làm tăng lượng sản phẩm phụ, thu nhập cao hơn gần 6 lần so với gieo trồng lúa nương, cao hơn 2 lần so với ngô gieo trồng đại trà ít thâm canh. Việc thâm canh theo quy trình còn có tác dụng cải tạo đất, bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho đất khi sử dụng phân hữu cơ, phân vô cơ hợp lý sẽ đảo bảo cho quá trình thâm canh tăng vụ được lâu dài.
Qua theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất, diện tích ngô mô hình được thâm canh đúng theo quy trình kỹ thuật cho năng suất rất khả quan, đạt 56 tạ/ha. Hạch toán 1 ha, người nông dân sẽ thu lãi gần 15 triệu đồng. Như vậy, so với gieo trồng 1 vụ lúa nương trong năm chỉ thu được khoảng 5 triệu đồng/ha/năm chưa trừ chi phí đầu tư thì gieo trồng thâm canh ngô 2 vụ/năm thu lãi 29.800.000 đồng. Vậy thu nhập từ trồng ngô cao hơn gần 6 lần so với trồng lúa nương. Với thành công từ mô hình trình diễn ngô vụ xuân tại thôn Đầu Cầu đã được nhân dân trong thôn, trong xã, các xã lân cận đánh giá cao.
Sau một mùa vụ được trực tiếp tham gia thực hiện, theo dõi, đánh giá, người dân rất phấn khởi với việc dần chuyển đổi diện tích lúa nương kém hiệu quả sang thâm canh ngô 2 vụ. Mong rằng Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Trạm Tấu và các nghành liên quan tiếp tục quan tâm đến công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, đặc biệt là việc chuyển đổi, giảm dần diện tích gieo trồng lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô 2 vụ/năm, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân vùng cao huyện Trạm Tấu nói riêng và toàn tỉnh Yên Bái nói chung một cách bền vững.
Anh Dũng - Ngọc Đoàn
Các tin khác
Đó là nhận xét của công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Research and Markets.
YBĐT - 21,5 tỷ đồng là số thu ngân sách trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) 6 tháng đầu năm 2010, bằng gần 71% kế hoạch tỉnh giao, bằng trên 64% mục tiêu phấn đấu của huyện và tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Một số sắc thuế đạt cao như: tiền giao đất, lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, thuế ngoài quốc doanh.
YBĐT - Vụ xuân năm 2010, mặc dù bị ảnh hưởng hạn hán kéo dài nhưng nông dân huyện Văn Chấn (Yên Bái) vẫn gieo trồng được 1.720 ha ngô, đạt kế hoạch đề ra.
Từ 19h ngày 9/8, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu. Theo đó, xăng A92 sẽ có mức giá bán mới là 16.400 đồng - 16.440 /lít tức tăng từ 410 - 450 đồng/lít.