Y can khởi sắc

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/8/2010 | 3:06:50 PM

YBĐT - Nhờ chỉ đạo sát với thực tế nên cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch đúng hướng. Từ năm 2005 đến nay, sản xuất nông lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Tổng diện tích gieo cấy lúa nước hàng năm 220ha, trong đó diện tích lúa chất lượng cao đạt 90 ha, năng suất bình quân 48,2 tạ/ha/năm tăng 0,7 tạ so với năm 2005; diện tích sản xuất rau màu gần 97ha. Diện tích trồng rừng không ngừng tăng, đến nay tổng diện tích trồng rừng 1.650 ha tăng trên 900 ha so với năm 2005.

Đoàn viên thanh niên xã Y Can giúp dân làm đường giao thông nông thôn.
Đoàn viên thanh niên xã Y Can giúp dân làm đường giao thông nông thôn.

 Xã Y Can hiện có 899 hộ với 3475 nhân khẩu, sinh sống ở 12 thôn, bản. Những năm 2000 trở về trước, Y Can được xem là “rốn” nghèo nhất nhì huyện Trấn Yên (Yên Bái). Với địa hình chia thành hai vùng, vùng 1 mà người dân vẫn thường gọi là vùng trong, gồm các thôn: Minh An, An Thành, An hòa, An Phú, Khe Chè. Còn vùng 2 (còn gọi là vùng ngoài) là các thôn Hạnh Phúc, Tự Do, Bình Minh, Thắng Lợi, Hòa Bình, Quyết Thắng, Quyết Tiến. Đời sống của người dân ở hai vùng này chủ yếu làm nương, diện tích đất làm lúa một vụ ít, trình độ áp dụng các khoa học tiến bộ vào sản xuất còn hạn chế nên tỷ lệ hộ nghèo đói trước năm 2000 chiếm trên 70%. Chất lượng giáo dục gặp nhiều khó khăn, trong đó có tới 60% con em thuộc các thôn đặc biệt khó khăn ở vùng trong thất học…

Đứng trước khó khăn, Nghị quyết Ban chấp hành khóa 18 và 19 nhiệm kỳ 2000-2005 và nhiệm  kỳ 2005 - 2010 của Đảng bộ xã Y Can đề ra nhiều giải pháp và mục tiêu trên mọi lĩnh vực, trong đó Đảng bộ xác định nhiệm vụ hàng đầu là nâng cao chất lượng giáo dục và thay đổi về nhận thức trong phát triển kinh tế giữa vùng trong và vùng ngoài. Trong nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã khảo sát kỹ về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế cho từng vùng.

Theo đó, ở vùng trong có nhiều tiềm năng, lợi thế đất rừng nên cùng với phát triển nông nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nước về cây, con giống xã đã tập trung chỉ đạo nhân dân trồng rừng kinh tế chủ yếu là loại cây có giá trị thu nhập cao như: quế, keo, bạch đàn. Nhiều hộ bắt tay vào trồng rừng theo chủ trương của xã đến nay có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, tiêu biểu như các hộ: Triệu Quốc Thăng, Dương Trung Nguyên, Triệu Phú An, Dương Đức Văn, Dương Trung Hà…Còn ở vùng ngoài cùng với phát triển về chăn nuôi, thương mại dịch vụ thì xã chỉ đạo tăng cường sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và tận dụng hơn 40 ha đất soi bãi màu để trồng lạc, ngô, đậu đỗ các loại.

Nhờ chỉ đạo sát với thực tế nên cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch đúng hướng. Từ năm 2005 đến nay, sản xuất nông lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Tổng diện tích gieo cấy lúa nước hàng năm 220ha, trong đó diện tích lúa chất lượng cao đạt 90 ha, năng suất bình quân 48,2 tạ/ha/năm tăng 0,7 tạ so với năm 2005; diện tích sản xuất rau màu gần 97ha. Diện tích trồng rừng không ngừng tăng, đến nay tổng diện tích trồng rừng 1.650 ha tăng trên 900 ha so với năm 2005. Hàng năm nhân dân trong xã khai thác hợp lý gỗ, nguyên liệu giấy trên 8.500 m3 và 460 tấn quế. Toàn xã có nhiều mô hình trang trại trồng rừng, trồng cây ăn quả có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, tiêu biểu như trang trại của gia đình ông: Nguyễn Hữu Ghi, Nguyễn Quốc Hưng, Phan Văn Nhật… ở thôn Tự Do.

Song song với phát triển kinh tế, lĩnh vực giáo dục cũng được xã đặc biệt quan tâm. Ngay đầu nhiệm kỳ, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, xã Y Can đã rà soát và xóa trường, lớp học tạm bợ tiến hành xây dựng trường lớp học kiên cố. Trong chuyên môn, xã phối hợp với ngành giáo dục huyện chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt để tạo được sự cân bằng chất lượng giáo dục giữa vùng trong và vùng ngoài, xã yêu cầu dạy 165 tuần thay cho 120 tuần ở vùng con em dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, Y Can còn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động con em ở các thôn đặc biệt khó khăn đến trường học chữ…Nhờ vậy đến nay chất lượng giáo dục trong toàn xã không ngừng được củng cố. Hiện toàn xã có 5 trường học cao tầng có 4 phòng học trở lên. 100% con em đến tuổi được ra lớp. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng bình quân từ 27% năm 2005 lên 31% năm 2009. 100% cán bộ giáo viên đều đạt chuẩn. Điều đáng mừng là số lượng học sinh đậu vào các trường chuyên nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 2005-2010 xã có 16 em đậu vào các trường đại học, hàng trăm em theo học tại các trường cao đẳng, trung cấp.

Đến nay, Y Can có 97% số hộ được dùng điện, 96% số hộ có các phương tiện nghe nhìn, số hộ khá giả chiếm trên 50%, bình quân thu nhập đầu người đạt gần 10 triệu đồng, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,7%... Đó là những con số đáng mừng để Y Can vững bước trên con đường xây dựng nông thôn mới.

 Hà Tĩnh

Các tin khác
Prudential Việt Nam công bố thị phần doanh thu phí qua các năm.

YBĐT - Trong 6 tháng đầu năm 2010, với trên 1.000 đại lý Chi nhánh Prudential tại Yên Bái đã đạt doanh thu phí bảo hiểm 6 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2009.

Sáng 30/8, thương hiệu vàng miếng SJC tại TP HCM được niêm yết ở 28,93 - 28,97 triệu đồng/lượng, giảm nhẹ 10.000 đồng so với cuối tuần.

YBĐT - Hiện thành phố Yên Bái được cấp điện qua 2 trạm trung gian là trạm biến áp Km6 và Trạm biến áp tại xã Âu Lâu. Nhu cầu sử dụng điện tăng cao nên việc cung ứng điện qua 2 trạm biến áp này đang trở nên quá tải.

YBĐT - Năm 2010, xã Hợp Minh được giao thu 2,03 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước. Đây là nhiệm vụ khá nặng đối với một địa phương phần lớn người dân sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp, nguồn thu hạn hẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục