Thịnh Hưng: Cây rừng lên xanh, đời người no ấm

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/9/2010 | 2:48:06 PM

YBĐT - Về xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình (Yên Bái) hôm nay dễ nhận ra một màu xanh bạt ngàn của rừng, trên các sườn đồi cao thấp, hay những hòn đảo nhỏ vùng hồ Thác Bà, đã được phủ xanh bằng keo lai, bạch đàn mô, tre luồng... màu xanh ấy không chỉ tạo nên vẻ đẹp thanh bình, mà còn đem lại no ấm cho nhân dân trong xã.

Nhiều cánh rừng đầu nguồn ở vùng cao được người dân nhận khoanh nuôi vảo vệ phát triển tốt.
Nhiều cánh rừng đầu nguồn ở vùng cao được người dân nhận khoanh nuôi vảo vệ phát triển tốt.

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Hoàng Văn Thái ở thôn Ao Khoai - một trong những “triệu phú” rừng của xã. Trong ngôi nhà mới xây trị giá gần tỷ đồng, ông cho biết: “Có được cơ ngơi bề thế như ngày hôm nay là từ rừng mà ra, có đất trồng rừng là có việc làm, có tiền mua sắm nhiều đồ đạc. Cây rừng lên xanh là đời người được no ấm”. Trước đây, gia đình ông thuộc diện nghèo khó trong thôn, lao động vất vả mà không thể khá lên được.

Năm 1992, Nhà nước thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho nhân dân, trong khi mọi người còn phân vân chưa dám nhận đất trồng rừng, thì gia đình ông đã mạnh dạn nhận những quả đồi đầy chè vè và lau sậy bỏ hoang để trồng và phát triển rừng. Từ đó, ngày ngày vợ chồng ông tay dao, tay cuốc lên đồi lập trang trại trồng rừng, rồi cải tạo đất trống trồng keo, bồ đề kết hợp với chăn nuôi trâu bò và nuôi ong. Cứ thế, ông lấy ngắn nuôi dài kết hợp với việc áp dụng kỹ thuật từ khâu trồng đến chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên đồi cây nhà ông, từ cây lâu năm đến cây hàng năm đều lên xanh tốt.

Đến nay, gia đình ông đã trồng được gần 30 ha rừng kinh tế. Ông cho biết: “Vừa rồi gia đình tôi bán gần 7 ha rừng keo hơn chục năm tuổi thu về trên 300 triệu đồng”. Hiện nay, gia đình ông còn gần 20 ha rừng trồng từ 2 đến 5 năm tuổi và nhiều diện tích luồng, tre măng Bát Độ chưa khai thác. Tính trung bình cứ 1 ha trồng keo khi thu hoạch sẽ được 35 - 40 triệu đồng thì gia tài của ông thu từ kinh tế rừng không phải là nhỏ.

Cũng như gia đình ông Thái, gia đình ông Nguyễn Thái Quang ở thôn Miếu Hạ, với 10 ha rừng keo, bạch đàn... từ một gia đình khó khăn về kinh tế, nay đã có nhà cửa khang trang, kinh tế ổn định, có tiền nuôi các con ăn học. Theo anh Lã Kiều Hưng, cán bộ nông –lâm nghiệp xã thì ở Thịnh Hưng những hộ gia đình vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ trồng rừng ở Thịnh Hưng như gia đình ông Thái, ông Quang không phải là hiếm. Có được kết quả đó cũng là nhờ vào chủ trương giao đất, giao rừng của Nhà nước mà người dân trong xã đã thấy quí hơn mảnh đất rừng của mình. Nếu như trước đây nhân dân chưa nhận thức được lợi ích kinh tế của trồng rừng, thì nay có trên 70% hộ dân trong xã tham gia trồng rừng, chủ yếu là các giống cây lâm nghiệp cho giá trị kinh tế cao như: keo lai, bạch đàn mô…

Anh Lã Kiều Hưng khẳng định: “Trồng keo lai không chỉ đợi hết một chu kỳ mới cho thu hoạch, mà từ năm thứ 2 trong quá trình chăm sóc có thể cho chặt thưa, tỉa cành để làm củi cũng cho thu nhập”. Từ năm 2000 trở lại đây, nhân dân trong xã đã tự bỏ vốn đầu tư hàng trăm triệu đồng để trồng rừng chứ cán bộ cũng không còn phải đi vận động, tuyên truyền như trước nữa. Trung bình mỗi năm nhân dân trong xã trồng mới từ 80 - 100 ha rừng kinh tế. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, toàn xã đã trồng trên 90 ha, hoàn thành kế hoạch trồng cả năm. Bên cạnh trồng và phát triển vốn rừng, mỗi năm xã Thịnh Hưng khai thác được trên 4000m3 gỗ, bán thu về 3 tỷ đồng.

Ông Phạm Quang Hưng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Để kinh tế rừng phát triển bền vững, xã đã ra nghị quyết chuyên đề phát triển kinh tế rừng, với mục tiêu hàng năm trồng mới từ 100 - 150 ha rừng, tiến tới nâng độ che phủ rừng của xã lên 80%, hình thành vùng nguyên liệu tập trung”. Đồng thời, xã chủ trương trồng rừng gắn với tiêu thụ và chế biến lâm sản để phát triển bền vững. Được biết, trên 1000 ha đất rừng trước đây chỉ có lau lách, chè vè mọc, nay đã được phủ xanh bằng keo lai, bạch đàn mô và nhiều loại cây nguyên liệu giấy có giá trị kinh tế cao.

Nhờ trồng rừng mà đời sống của bà con nhân dân đã có bước chuyển đáng khích lệ, nhiều gia đình từ chỗ nghèo đói nay đã vươn lên giàu có, xây được nhà khang trang, sắm ti vi, xe máy… Điều quan trọng hơn nữa là người dân đã biết, quý rừng và thực sự yên tâm sản xuất trên đất rừng của mình. Rừng không chỉ mang lại màu xanh bình yên, mà rừng còn làm cho cuộc sống của người dân Thịnh Hưng ngày càng thêm hưng thịnh.

Thông Nguyễn

Các tin khác
Công ty TNHH tuyển rửa quặng sắt Hòa Yên xây dựng trên địa bàn xã Âu Lâu - T.P Yên Bái tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. (Ảnh: Hà Linh)

YBĐT - Với mục tiêu đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) trên địa bàn và tạo việc làm cho lao động nông thôn khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang ngày càng thu hẹp.

Sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng là một trong những thế mạnh của huyện Văn Yên.

YBĐT - Năm 2001, huyện Văn Yên (Yên Bái) bắt đầu xây dựng vùng nguyên liệu sắn cao sản, đến nay, toàn huyện đã có trên 5.000 ha, tập trung tại 17 xã trọng điểm. Tuy nhiên, có đến 90% diện tích canh tác sắn có địa hình dốc nên quá trình bạc mầu, rửa trôi diễn ra mạnh, làm giảm năng suất từ 20-30%.

Theo đó, có tới 19 lượt mặt hàng thuốc ngoại tăng giá, với tỉ lệ tăng trung bình 4,8%. Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược Việt Nam cho biết, kết quả khảo sát thị trường dược phẩm trong nước tháng 8/2010 cho thấy tiếp tục có nhiều mặt hàng thuốc chữa bệnh tăng giá.

YBĐT - Ngày 7/9/2010, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông 2009, sơ kết sản xuất vụ hè thu năm 2010, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục